Bản tin tuyển sinh
Quay trở lại danh sách
Đào tạo chính quy
Giới thiệu chuyên ngành Luật Kinh tế
1. Về lịch sử đào tạo chuyên ngành Luật kinh tế:
Chuyên ngành Luật thương mại tiền thân của chuyên ngành Luật kinh tế hiện nay được chính thức đào tạo ở trình độ đại học tại Trường Đại học Thương mại từ năm 2009 (từ khóa 45) đến năm 2015 (đến khoá 51). Từ năm 2016 (tức là từ Khoá 52), chuyên ngành Luật thương mại được đổi thành chuyên ngành Luật kinh tế (thuộc ngành Luật kinh tế). Khoa Luật thương mại được Hiệu trưởng phân cấp quản lý đào tạo chuyên ngành Luật thương mại cho đến khi Khoa Kinh tế và Khoa Luật thương mại sáp nhập thành Khoa Kinh tế - Luật theo quyết định của Hiệu trưởng.
2. Về mục tiêu đào tạo Chuyên ngành Luật kinh tế:
Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân luật kinh tế, chuyên ngành luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế và pháp luật nói chung; có năng lực chuyên môn sâu về pháp luật trong kinh tế và kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về kinh tế.
Mục tiêu cụ thể:
Về kiến thức: Chương trình cung cấp những kiến thức giáo dục đại cương cần thiết thuộc khối ngành Luật kinh tế. Có kiến thức nền về kinh tế và pháp luật hiện đại; kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh tế và kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh ở trong nước và với nước ngoài, trong quản lý nhà nước về kinh tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Có kiến thức căn bản để phát triển sang các ngành đào tạo khác hoặc học lên các trình độ cao hơn của Trường Đại học Thương mại và các trường đại học khác thuộc khối ngành Luật, Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong và ngoài nước.
Về kỹ năng: Có các kỹ năng như: kỹ năng phân tích, phát hiện và giải quyết, tư vấn những vấn đề pháp lý về kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng hoạch định và đảm bảo nội dung pháp lý trong quản trị chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng lập, kiểm soát thể thức, nội dung pháp lý và giao kết các hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng tham gia hoạch định, triển khai thực thi, giám sát, đánh giá các qui định pháp luật kinh tế trong quản lý nhà nước các cấp về kinh tế; Nhận thức và vận dụng những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế và thông lệ tốt của nước ngoài vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn Việt Nam. Khả năng giải quyết khiếu nại, tham gia tranh tụng liên quan đến các vấn đề pháp lý về quản lý nhà nước về kinh tế các cấp và kinh doanh của doanh nghiệp; Các kỹ năng cơ bản về phương pháp công tác: Kỹ năng giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế; Kỹ năng diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; Kỹ năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý về kinh tế.
Về phương pháp: Có năng lực giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế; diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; có khả năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý về kinh tế.
3. Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại bộ phận pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, các cơ quan pháp chế trong hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế, các đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật kinh tế...
Chuyên ngành Luật thương mại tiền thân của chuyên ngành Luật kinh tế hiện nay được chính thức đào tạo ở trình độ đại học tại Trường Đại học Thương mại từ năm 2009 (từ khóa 45) đến năm 2015 (đến khoá 51). Từ năm 2016 (tức là từ Khoá 52), chuyên ngành Luật thương mại được đổi thành chuyên ngành Luật kinh tế (thuộc ngành Luật kinh tế). Khoa Luật thương mại được Hiệu trưởng phân cấp quản lý đào tạo chuyên ngành Luật thương mại cho đến khi Khoa Kinh tế và Khoa Luật thương mại sáp nhập thành Khoa Kinh tế - Luật theo quyết định của Hiệu trưởng.
2. Về mục tiêu đào tạo Chuyên ngành Luật kinh tế:
Mục tiêu chung:
Đào tạo cử nhân luật kinh tế, chuyên ngành luật kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản và hiện đại về kinh tế và pháp luật nói chung; có năng lực chuyên môn sâu về pháp luật trong kinh tế và kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh tại doanh nghiệp và quản lý nhà nước về kinh tế.
Mục tiêu cụ thể:
Về kiến thức: Chương trình cung cấp những kiến thức giáo dục đại cương cần thiết thuộc khối ngành Luật kinh tế. Có kiến thức nền về kinh tế và pháp luật hiện đại; kiến thức chuyên sâu về pháp luật trong kinh tế và kinh doanh; có khả năng tiếp cận và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn kinh doanh ở trong nước và với nước ngoài, trong quản lý nhà nước về kinh tế ở các cấp độ khác nhau của nền kinh tế quốc dân. Có kiến thức căn bản để phát triển sang các ngành đào tạo khác hoặc học lên các trình độ cao hơn của Trường Đại học Thương mại và các trường đại học khác thuộc khối ngành Luật, Kinh tế và Quản trị kinh doanh trong và ngoài nước.
Về kỹ năng: Có các kỹ năng như: kỹ năng phân tích, phát hiện và giải quyết, tư vấn những vấn đề pháp lý về kinh tế phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng hoạch định và đảm bảo nội dung pháp lý trong quản trị chiến lược, chính sách, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng lập, kiểm soát thể thức, nội dung pháp lý và giao kết các hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp; Kỹ năng tham gia hoạch định, triển khai thực thi, giám sát, đánh giá các qui định pháp luật kinh tế trong quản lý nhà nước các cấp về kinh tế; Nhận thức và vận dụng những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế và thông lệ tốt của nước ngoài vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn Việt Nam. Khả năng giải quyết khiếu nại, tham gia tranh tụng liên quan đến các vấn đề pháp lý về quản lý nhà nước về kinh tế các cấp và kinh doanh của doanh nghiệp; Các kỹ năng cơ bản về phương pháp công tác: Kỹ năng giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế; Kỹ năng diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; Kỹ năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý về kinh tế.
Về phương pháp: Có năng lực giao tiếp và truyền thông các vấn đề pháp lý về kinh tế; diễn đạt các vấn đề pháp lý kinh tế bằng văn bản và thuyết trình; có khả năng làm việc nhóm trong nghiên cứu và xử lý các vấn đề pháp lý về kinh tế.
3. Cơ hội nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại bộ phận pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, các cơ quan pháp chế trong hệ thống quản lý nhà nước về kinh tế, các đơn vị cung ứng dịch vụ tư vấn pháp luật kinh tế...