Quay trở lại danh sách
Đào tạo chính quy

Giới thiệu chuyên ngành Tiếng Anh thương mại

15/04/2021
1. Tên chuyên ngành:
Tiếng Anh Thương mại


2. Nội dung kiến thức được học:
- Kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế - xã hội, bao gồm: hiểu biết chung về hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh cùng các thành tố cấu thành nên ngôn ngữ và nhận dạng được sự khác biệt giữa 2 ngôn ngữ; hiểu biết chung về các đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam và văn hóa các nước nói tiếng Anh để có thể hội nhập tốt hơn vào môi trường làm việc quốc tế; hiểu biết chung về các lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, kinh doanh để phục vụ cho công việc trong tương lai.
- Kiến thức tiếng Anh chuyên ngành để làm việc trong môi trường thương mại, bao gồm: các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, kỹ năng biên - phiên dịch, kỹ năng soạn thảo văn bản thương mại bằng tiếng Anh.
- Kiến thức chuyên sâu và thực tiễn về quản trị kinh doanh, bao gồm kiến thức về quản trị, tài chính, thương mại, marketing... trong môi trường quốc tế.
- Kiến thức bổ trợ và phát triển sang các ngành đào tạo khác của trường và các trường thuộc khối ngành kinh tế - quản lý – kinh doanh.

 
DCS 9814 1

3. Nghề nghiệp sau khi ra trường:
* Làm việc phù hợp và tốt tại các bộ phận sau của các tổ chức, doanh nghiệp:
- Bộ phận xuất nhập khẩu, đối ngoại, hợp tác nước ngoài ... của doanh nghiệp.
- Bộ phận biên, phiên dịch của các tổ chức, trường học, doanh nghiệp.
- Bộ phận đào tạo tiếng Anh của các trung tâm tiếng Anh, cơ sở đào tạo có đào tạo tiếng Anh.
- Bộ phận soạn thảo, trả lời thư tín thương mại, hợp đồng thương mại bằng tiếng Anh.
- Bộ phận lễ tân, đặt phòng trong các khách sạn lớn thường xuyên có khách nước ngoài.  
- Văn phòng của các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng tiếng Anh.
* Làm việc phù hợp tại các loại hình tổ chức, doanh nghiệp:
- Các tổ chức, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân, các tổ chức quốc tế có sử dụng tiếng Anh.
- Các công ty dịch thuật, xuất nhập khẩu …
- Các Cục, Vụ hợp tác nước ngoài/ quốc tế/ đối ngoại, sở ngoại vụ ….
- Các cơ sở đào tạo cao đẳng, các trường đại học, học viện, trung tâm ngoại ngữ.
- Các viện nghiên cứu về ngôn ngữ; tạp chí, nhà xuất bản ….

 
DCS 9835 1

4. Nhu cầu nhân lực đối với chuyên ngành:
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế đang lớn mạnh như hiện nay thì nhu cầu việc làm đối với sinh viên ngành tiếng Anh nói chung và chuyên ngành tiếng anh thương mại nói riêng thực sự rất cao. Cơ hội việc làm đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mại được mở rộng vì vậy sau khi tốt nghiệp sinh viên dễ dàng tìm được việc làm (Theo kết quả khảo sát việc làm của sinh viên tốt nghiệp năm 2018: 95% sinh viên có việc làm, trong đó 70% có việc làm đúng chuyên ngành, 20% sinh viên có việc làm liên quan đến chuyên ngành và 5% sinh viên có việc làm không đúng chuyên ngành), với mức thu nhập khá trở lên, mức lương cơ bản từ 7 đến 15 triệu đồng / 1 tháng.)

 
IMG 4015

5. Thế mạnh của TMU và Khoa trong đào tạo chuyên ngành:
TMU là một trong những trường Đại học có uy tín ở Việt Nam, đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước. Sinh viên được đào tạo không chỉ kiến thức về chuyên ngành tiếng Anh thương mại mà còn cả kiến thức thuộc các lĩnh vực kinh tế, thương mại bởi đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, có kinh nghiệm giảng dạy. Đội ngũ giảng viên trong Khoa Tiếng Anh không những có kiến thức sâu về ngôn ngữ mà còn có các kiến thức nền tảng về kinh tế, thương mại, vì vậy, 2 khối kiến thức này được lồng ghép vào bài giảng nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho người học.

 
unnamed (1)

6. Các câu lạc bộ:     
- Câu lạc bộ Tiếng Anh EFA

- Câu lạc bộ tình nguyện CAM (Creative – Active – Marvellous)
- Câu lạc bộ thể thao Khoa tiếng Anh