Hoạt động khoa học
Quay trở lại danh sách
Hội thảo - Thông tin Khoa học
HTKHQG “Tái định hình thị trường tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19”
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những thách thức kinh tế, tài chính nghiêm trọng trên toàn cầu, với các tác động sâu rộng hơn cả các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trước đây. Việc bao phủ vắc-xin trên diện rộng và sự phối hợp đa phương để duy trì đầu tư, thương mại và việc làm trên toàn cầu đang mở ra cơ hội phục hồi tăng trưởng kinh tế sau đại dịch. Kinh tế thế giới bước sang năm 2022 với những dự báo về khả năng phục hồi của các nền kinh tế trên diện rộng, đi kèm với những cảnh báo về lạm phát và khuyến nghị về việc thu hồi các gói kích thích kinh tế. Đại dịch cộng hưởng những căng thẳng địa-kinh tế-chính trị cộng hưởng đã làm gia tăng thách thức đối với việc phục hồi và phát triển kinh tế, và tạo nên nhiều xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn tới. Xu thế của thế giới hậu COVID-19 sẽ là tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên. Một số xu hướng hình thành như sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, chuyển dịch dòng vốn đầu tư quốc tế, dòng vốn đầu tư gia tăng vào các công nghệ tài chính đột phá,….
Tại Việt Nam, nỗ lực thúc đẩy nhanh phục hồi kinh tế vĩ mô, ổn định vi mô và cuộc sống cho người dân thể hiện qua các chương trình, kế hoạch nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như hàng loạt chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình…Mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh, sức chống chịu và phục hồi nhanh từ cuộc khủng hoảng hiện tại, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch, chủ động ngăn ngừa các tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới, chủ động ứng phó với những vấn đề khủng hoảng năng lượng, gián đoạn chuỗi cung ứng, căng thẳng địa kinh tế, địa chính trị. Những mục tiêu trên làm gia tăng áp lực đối với hệ thống tài chính nói chung, thị trường tài chính nói riêng trong việc hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu đối với thị trường tài chính, cần định hình lại vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thị trường để đáp ứng các nhu cầu mới, xu hướng mới của sự phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. Nhận diện xu hướng, đánh giá các cơ hội và rủi ro từ sự phục hồi sau đại dịch sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, giới đầu tư, các doanh nghiệp và các học giả đưa ra các phản ứng thích hợp.
Trước bối cảnh đó, Khoa Tài Chính – Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp đồng tổ chức hội thảo cấp quốc gia với chủ đề: “Tái định hình thị trường tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19”.
Hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, và các tổ chức cùng thảo luận về những chuyển động nói trên tác động như thế nào đến thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam. Thị trường tài chính Việt Nam cần có những chiến lược nào để thích ứng với những thay đổi đó. Việc nhận diện các xu hướng, đánh giá các cơ hội và rủi ro từ sự phục hồi và phát triển của kinh tế tới thị trường tài chính sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, định chế tài chính, nhà đầu tư và doanh nghiệp có những phản ứng phù hợp.
Chỉ trong vòng 2 tháng khởi động, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được nhiều bài viết được gửi đến từ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, giảng viên … và đã chọn được 48 vài chất lượng về các chủ để:
- Sự phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, sự khác biệt của tăng trưởng kinh tế sau đại dịch so với trước đây, những lợi ích, cơ hội và thách thức mà sự phục hồi này đem lại đối với thị trường tài chính;
- Xu hướng chính sách tài chính, tiền tệ của các quốc gia trên thế giới để củng cố vững chắc sự phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch;
- Các xu hướng tài chính có tác động tới thị trường tài chính Việt Nam như sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, xu hướng đầu tư vào công nghệ tài chính đột phá,....
- Những thay đổi trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác do sự thay đổi của hành vi con người từ tác động của đại dịch, xu hướng của nền kinh tế việc làm tự do (gig economy)…
- Nhận diện xu hướng, đánh giá các cơ hội và rủi ro từ việc tái định hình thị trường tài chính toàn cầu, các phản ứng thích hợp của các nhà hoạch định chính sách, giới đầu tư và doanh nghiệp.;
- Đề xuất chiến lược và chính sách thích nghi trong bối cảnh mới cho thị trường tài chính Việt Nam;
- Hội thảo sẽ được tổ chức vào 16/06/2022 tại Hội trường H3-Trường Đại học Thương mại
- Hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến qua zoom
⚡ Theo dõi thông tin và đăng kí tham gia Hội thảo tại: https://tinyurl.com/4dx2293z
Tại Việt Nam, nỗ lực thúc đẩy nhanh phục hồi kinh tế vĩ mô, ổn định vi mô và cuộc sống cho người dân thể hiện qua các chương trình, kế hoạch nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cũng như hàng loạt chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình…Mục tiêu chung là nâng cao năng lực cạnh tranh, sức chống chịu và phục hồi nhanh từ cuộc khủng hoảng hiện tại, giảm thiểu tác động tiêu cực của đại dịch, chủ động ngăn ngừa các tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới, chủ động ứng phó với những vấn đề khủng hoảng năng lượng, gián đoạn chuỗi cung ứng, căng thẳng địa kinh tế, địa chính trị. Những mục tiêu trên làm gia tăng áp lực đối với hệ thống tài chính nói chung, thị trường tài chính nói riêng trong việc hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu đối với thị trường tài chính, cần định hình lại vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thị trường để đáp ứng các nhu cầu mới, xu hướng mới của sự phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. Nhận diện xu hướng, đánh giá các cơ hội và rủi ro từ sự phục hồi sau đại dịch sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, giới đầu tư, các doanh nghiệp và các học giả đưa ra các phản ứng thích hợp.
Trước bối cảnh đó, Khoa Tài Chính – Ngân hàng, Trường Đại học Thương mại và Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp đồng tổ chức hội thảo cấp quốc gia với chủ đề: “Tái định hình thị trường tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế hậu Covid-19”.
Hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp, và các tổ chức cùng thảo luận về những chuyển động nói trên tác động như thế nào đến thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam. Thị trường tài chính Việt Nam cần có những chiến lược nào để thích ứng với những thay đổi đó. Việc nhận diện các xu hướng, đánh giá các cơ hội và rủi ro từ sự phục hồi và phát triển của kinh tế tới thị trường tài chính sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, định chế tài chính, nhà đầu tư và doanh nghiệp có những phản ứng phù hợp.
Chỉ trong vòng 2 tháng khởi động, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được nhiều bài viết được gửi đến từ các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, giảng viên … và đã chọn được 48 vài chất lượng về các chủ để:
- Sự phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, sự khác biệt của tăng trưởng kinh tế sau đại dịch so với trước đây, những lợi ích, cơ hội và thách thức mà sự phục hồi này đem lại đối với thị trường tài chính;
- Xu hướng chính sách tài chính, tiền tệ của các quốc gia trên thế giới để củng cố vững chắc sự phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch;
- Các xu hướng tài chính có tác động tới thị trường tài chính Việt Nam như sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế, xu hướng đầu tư vào công nghệ tài chính đột phá,....
- Những thay đổi trong cung ứng và sử dụng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác do sự thay đổi của hành vi con người từ tác động của đại dịch, xu hướng của nền kinh tế việc làm tự do (gig economy)…
- Nhận diện xu hướng, đánh giá các cơ hội và rủi ro từ việc tái định hình thị trường tài chính toàn cầu, các phản ứng thích hợp của các nhà hoạch định chính sách, giới đầu tư và doanh nghiệp.;
- Đề xuất chiến lược và chính sách thích nghi trong bối cảnh mới cho thị trường tài chính Việt Nam;
- Hội thảo sẽ được tổ chức vào 16/06/2022 tại Hội trường H3-Trường Đại học Thương mại
- Hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến qua zoom
⚡ Theo dõi thông tin và đăng kí tham gia Hội thảo tại: https://tinyurl.com/4dx2293z