Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Đặng Thu Hương
1. Tên đề tài luận án: Quản trị chất lượng trong chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm ở Việt Nam
2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Đặng Thu Hương
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hóa
2. Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Đặng Thu Hương
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Đỗ Thị Ngọc
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hóa
6. Những đóng góp mới của luận án:
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án đã góp phần phát triển khung lý luận cơ bản về QTCL trong CCU thực phẩm nói chung và thịt GSGC nói riêng, mở rộng phạm vi nghiên cứu lý thuyết từ QTCL của các tổ chức SXKD độc lập sang bối cảnh tích hợp QTCL của các đơn vị theo chuỗi cung ứng. Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận quan trọng về chất lượng, quản trị chất lượng và quản trị chất lượng trong CCUTP, luận án đã phát triển khái niệm về quản trị chất lượng trong CCU thịt GSGC, xác định các tính chất cơ bản và mô hình nội dung nghiên cứu về QTCL trong CCU thịt GSGC, bao gồm bốn nhóm hoạt động: (1) QTCL Nhà cung ứng; (2) QTCL các yếu tố và quy trình nội bộ; (3) QTCL theo định hướng khách hàng; (4) QTCL các quan hệ liên kết và phối hợp trong CCU. Từ đây, luận án đã xác lập các tiêu chí đo lường các hoạt động QTCL và kết quả thực hiện QTCL của đơn vị trong CCU thịt GSGC.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm QTCL trong các CCU thịt GSGC của một số quốc gia trên thế giới, luận án đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm có thể tham khảo và vận dụng trong tổ chức và triển khai các giải pháp QTCL trong các CCU thịt GSGC ở Việt Nam, liên quan đến các kinh nghiệm như: Lựa chọn mô hình và cơ chế hình thành hệ thống QTCL trong liên kết chuỗi; Vấn đề kiểm soát chất lượng của các tác nhân khi tham gia trong CCU; Vấn đề đảm bảo chất lượng và tạo lòng tin cho KH về chất lượng sản phẩm cung ứng theo chuỗi; Vai trò của hệ thống thông tin và sự hỗ trợ cần thiết của các cơ quan QLNN đối với các CCU ngành hàng thịt.
Thứ hai, thông qua việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các dữ liệu thu thập của ba CCU được lựa chọn điển hình, dữ liệu khảo sát các đơn vị tham gia ở các khâu khác nhau trong các CCU thịt GSGC ở Việt Nam, luận án đã mô tả một bức tranh đi từ cụ thể đến khái quát về thực trạng bốn nhóm hoạt động QTCL và kết quả thực hiện của các đơn vị khi tham gia trong các CCU thịt GSGC ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong CCU thịt GSGC ở Việt Nam có xu hướng lựa chọn một hoặc một số nguồn cung ứng cố định để thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng thường xuyên, quan trọng của đơn vị và khá quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng mục tiêu mà đơn vị hướng tới khi tham gia trong CCU. Tuy vậy, nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng này lại chưa thực sự quan tâm đến việc đáp ứng các yêu cầu liên quan đến chất lượng sản phẩm, chưa chú trọng các hoạt động QTCL cũng như chưa tạo được lòng tin với khách hàng và người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân như: Thực tế quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ, các điều kiện hạn chế về nguồn lực và năng lực tự quản trị của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành hàng này cùng với tính liên kết yếu trong các CCU. Bên cạnh đó, là những tác động không nhỏ từ văn hóa, thói quen trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong hành vi mua sắm, tiêu dùng truyền thống của người tiêu dùng Việt Nam, từ những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật.
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Trên cơ sở đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong công tác QTCL của các đơn vị theo CCU thịt GSGC ở Việt Nam và dự báo về tác động của các xu hướng thị trường và chính sách của Nhà nước giai đoạn định hướng đến 2025, tầm nhìn 2030, luận án đã đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm tăng cường các hoạt động QTCL của đơn vị trong CCU thịt GSGC ở Việt Nam, bao gồm: Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng và hướng tới xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Nhà cung ứng; Thứ hai, tăng cường kiểm soát các yếu tố và quy trình nội bộ theo yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng cụ thể; Thứ ba, tăng cường các biện pháp đảm bảo chất lượng thông qua hoạt động truyền thông, kết nối với khách hàng và phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm; Thứ tư, tăng cường phát triển mối quan hệ và phối hợp quản trị chất lượng ở cấp độ chiến lược giữa các thành viên trong các liên kết chuỗi; Thứ năm, giải pháp tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực quản trị chất lượng của các đơn vị quy mô nhỏ, lẻ tham gia trong các chuỗi cung ứng có tính liên kết yếu. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất hai nhóm kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng, liên quan đến việc thực thi chặt chẽ các quy định pháp luật về chất lượng và quản lý chất lượng nhằm nâng cao ý thức và thực hành QTCL của các chủ thể SXKD thịt GSGC ở Việt Nam; Và kiến nghị các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước trong việc khuyến khích hình thành và phát triển các mô hình QTCL theo các liên kết chuỗi.
Toàn văn luận án
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án đã góp phần phát triển khung lý luận cơ bản về QTCL trong CCU thực phẩm nói chung và thịt GSGC nói riêng, mở rộng phạm vi nghiên cứu lý thuyết từ QTCL của các tổ chức SXKD độc lập sang bối cảnh tích hợp QTCL của các đơn vị theo chuỗi cung ứng. Trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận quan trọng về chất lượng, quản trị chất lượng và quản trị chất lượng trong CCUTP, luận án đã phát triển khái niệm về quản trị chất lượng trong CCU thịt GSGC, xác định các tính chất cơ bản và mô hình nội dung nghiên cứu về QTCL trong CCU thịt GSGC, bao gồm bốn nhóm hoạt động: (1) QTCL Nhà cung ứng; (2) QTCL các yếu tố và quy trình nội bộ; (3) QTCL theo định hướng khách hàng; (4) QTCL các quan hệ liên kết và phối hợp trong CCU. Từ đây, luận án đã xác lập các tiêu chí đo lường các hoạt động QTCL và kết quả thực hiện QTCL của đơn vị trong CCU thịt GSGC.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Thứ nhất, thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm QTCL trong các CCU thịt GSGC của một số quốc gia trên thế giới, luận án đã rút ra sáu bài học kinh nghiệm có thể tham khảo và vận dụng trong tổ chức và triển khai các giải pháp QTCL trong các CCU thịt GSGC ở Việt Nam, liên quan đến các kinh nghiệm như: Lựa chọn mô hình và cơ chế hình thành hệ thống QTCL trong liên kết chuỗi; Vấn đề kiểm soát chất lượng của các tác nhân khi tham gia trong CCU; Vấn đề đảm bảo chất lượng và tạo lòng tin cho KH về chất lượng sản phẩm cung ứng theo chuỗi; Vai trò của hệ thống thông tin và sự hỗ trợ cần thiết của các cơ quan QLNN đối với các CCU ngành hàng thịt.
Thứ hai, thông qua việc kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với các dữ liệu thu thập của ba CCU được lựa chọn điển hình, dữ liệu khảo sát các đơn vị tham gia ở các khâu khác nhau trong các CCU thịt GSGC ở Việt Nam, luận án đã mô tả một bức tranh đi từ cụ thể đến khái quát về thực trạng bốn nhóm hoạt động QTCL và kết quả thực hiện của các đơn vị khi tham gia trong các CCU thịt GSGC ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong CCU thịt GSGC ở Việt Nam có xu hướng lựa chọn một hoặc một số nguồn cung ứng cố định để thiết lập mối quan hệ với các nhà cung ứng thường xuyên, quan trọng của đơn vị và khá quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các đối tượng khách hàng mục tiêu mà đơn vị hướng tới khi tham gia trong CCU. Tuy vậy, nhiều đơn vị sản xuất, kinh doanh mặt hàng này lại chưa thực sự quan tâm đến việc đáp ứng các yêu cầu liên quan đến chất lượng sản phẩm, chưa chú trọng các hoạt động QTCL cũng như chưa tạo được lòng tin với khách hàng và người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân như: Thực tế quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ, các điều kiện hạn chế về nguồn lực và năng lực tự quản trị của các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành hàng này cùng với tính liên kết yếu trong các CCU. Bên cạnh đó, là những tác động không nhỏ từ văn hóa, thói quen trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và trong hành vi mua sắm, tiêu dùng truyền thống của người tiêu dùng Việt Nam, từ những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật.
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Trên cơ sở đánh giá những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong công tác QTCL của các đơn vị theo CCU thịt GSGC ở Việt Nam và dự báo về tác động của các xu hướng thị trường và chính sách của Nhà nước giai đoạn định hướng đến 2025, tầm nhìn 2030, luận án đã đề xuất năm nhóm giải pháp nhằm tăng cường các hoạt động QTCL của đơn vị trong CCU thịt GSGC ở Việt Nam, bao gồm: Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm soát chất lượng và hướng tới xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với Nhà cung ứng; Thứ hai, tăng cường kiểm soát các yếu tố và quy trình nội bộ theo yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng cụ thể; Thứ ba, tăng cường các biện pháp đảm bảo chất lượng thông qua hoạt động truyền thông, kết nối với khách hàng và phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm; Thứ tư, tăng cường phát triển mối quan hệ và phối hợp quản trị chất lượng ở cấp độ chiến lược giữa các thành viên trong các liên kết chuỗi; Thứ năm, giải pháp tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực quản trị chất lượng của các đơn vị quy mô nhỏ, lẻ tham gia trong các chuỗi cung ứng có tính liên kết yếu. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất hai nhóm kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan chức năng, liên quan đến việc thực thi chặt chẽ các quy định pháp luật về chất lượng và quản lý chất lượng nhằm nâng cao ý thức và thực hành QTCL của các chủ thể SXKD thịt GSGC ở Việt Nam; Và kiến nghị các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước trong việc khuyến khích hình thành và phát triển các mô hình QTCL theo các liên kết chuỗi.
Toàn văn luận án
File đính kèm