Nghiên cứu sinh
Luận án của nghiên cứu sinh Đoàn Ngọc Ninh
THÔNG TIN TÓM TẮT
VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1. Tên đề tài luận án: Quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 9340121
4. Họ tên NCS: Đoàn Ngọc Ninh Mã NCS: 17AD0121 007
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS. Lục Thị Thu Hường
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận: Luận án bổ sung và hoàn thiện khung lý luận về quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng của doanh nghiệp, qua các tiếp cận chiến thuật và chiến lược hoạt động này trong doanh nghiệp mà các hướng nghiên cứu trước đây còn chưa hoàn thiện. Với góc độ, quan điểm tiếp cận mới của luận án xem hoạt động mua hàng và quản lý nguồn cung đối với các mặt hàng chiến lược doanh nghiệp ở hai bậc mua hàng chiến thuật và quản lý nguồn cung ( mua hàng chiến lược). Bên cạnh xây dựng hoàn chỉnh lý thuyết nghiên cứu áp dụng cho các nghiên cứu tiếp theo tại Việt Nam.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Luận án đã tổng hợp được một cách khái quát tình hình sản xuất, chế biến cà phê tại Việt Nam, đặc điểm nổi bật từ nguồn cung cà phê, điều kiện từ các DNCB cà phê. Việc khái quát cùng với những phân tích mức độ ảnh hưởng, cũng như tồn tại hạn chế từ chính những điều kiện từ nguồn cung này. Tiếp theo, luận án đã xây dựng được bức tranh thực trạng về quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng của DNCB chế biến cà phê. Phán ánh trung thực nhất công tác này tại các DNCB trên cơ sở lý luận đã xây dựng khá cụ thể, chi tiết ở chương 1. Luận án đã phân tích, đánh giá một cách khách quan về thực trạng quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam trên các nội dung như; Các quyết định mua của doanh nghiệp, quá trình mua hàng, thiết kế tổ chức quản lý nguồn cung, rủi ro nguồn cung và quản trị quan hệ nhà cung cấp của doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam. Xây dựng bức tranh thực trạng hoạt động này của các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Trên cơ sở từ những phân tích đánh giá thực trạng, tồn tại hạn chế ngành cà phê Việt Nam như còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng trọt, thiếu công nghệ, thiết bị máy móc trong sản xuất chế biến, các vùng trồng nguyên liệu chưa được đầu tư bài bản, đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Đặc biệt nguồn cung của doanh nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế trong khâu thu gom, hình thức thu mua và các trung gian thu mua còn chưa chuyên nghiệp, trong khi doanh nghiệp chế biến phụ thuộc khá nhiều. Trên cơ sở đó, luận khái đã đề xuất được 3 nhóm giải pháp giải quyết những vấn đề tồn tại, cũng như hoàn thiện công tác quản lý nguồn cung và hoạt động mua hàng của các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam. Các nhóm giải pháp bao gồm:
- Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn cung
- Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động mua hàng
- Nhóm giải pháp khác
Bên cạnh đó luận án cũng chỉ ra những đề xuất, kiến nghị với các đơn vị, tổ chức nhằm hỗ trợ thực hiện các giải pháp có hiệu quả, gắn với mặt hàng cà phê, các đơn vị trực tiếp có thể hỗ trợ bao gồm các Bộ ngành như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương ...vv. Các địa phương, đặc biệt khu vực Tây Nguyên, thủ phủ cà phê của Việt Nam và Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, tổ chức luận án đã kiến nghị phát huy những cơ chế, chính sách cơ hiệu quả và hướng phát triển hỗ trợ phát triển cây cà phê, cũng như các doanh nghiệp chế biến cà phê tại Việt Nam.