Nghiên cứu sinh
Luận án của nghiên cứu sinh Dương Thị Thu Hường
THÔNG TIN NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Tên đề luận án tiến sĩ: “Chính sách phát triển đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Hòa Bình”
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Họ tên NCS: Dương Thị Thu Hường
Mã NCS: 16BD0410003
4. Mã số: 9310110
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Liên
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một bước lý luận cơ bản về chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN ở địa phương bao gồm:
(i) Xây dựng khung lý thuyết về chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN ở địa phương cấp tỉnh gồm: khái niệm, nội dung chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN ở địa phương.
(ii) Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN của địa phương gồm 4 tiêu chí: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững.
(iii) Xây dựng mô hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN của địa phương gồm: Nhóm nhân tố chủ quan (Điều kiện kinh tế; Đặc điểm văn hóa – xã hội của địa phương; Điều kiện tự nhiên của địa phương; Năng lực của đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính sách; Mức độ chuyển đổi số; Mức độ cải cách hành chính ở địa phương); Nhóm nhân tố khách quan (Quan điểm của hệ thống chính trị; Chính sách, pháp luật của nhà nước về phát triển ĐNCC).
6.2. Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
(i) Luận án nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN của Sơn La và Quảng Ninh, từ đó rút ra 4 bài học kinh nghiệm: (1) Hoàn thiện chính sách thu hút, tuyển dụng ĐNCC; (2) Hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp ĐNCC; (3) Hoàn thiện chính sách đãi ngộ ĐNCC; (4) Ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số trong nhằm nâng cao hiệu quả chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN của tỉnh Hòa Bình.
(ii) Phân tích thực trạng chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN của tỉnh Hòa Bình, yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển ĐNCC trong các cơ quan HCNN địa phương cấp tỉnh. Từ đó luận án rút ra đánh giá về chính sách phát triển đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Hòa Bình bao gồm:
Những thành công: (i) Chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, bố trí và sử dụng, ĐT, BD và phát triển nghề nghiệp, đãi ngộ ĐNCC dần đồng bộ, ổn định và hoàn thiện tạo những hành lang pháp lý, tạo động lực cho sự phát triển ĐNCC trong các cơ quan HCNN và nền công vụ. (ii) Chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng, bố trí và sử dụng, ĐT, BD và phát triển nghề nghiệp, đãi ngộ ĐNCC của tỉnh Hòa Bình đã thu hút được một số lượng nhất định ĐNCC, thể hiện ở quy mô, số lượng ĐNCC ngày càng gia tăng. (iii) Chất lượng ĐNCC trong các cơ quan HCNN của tỉnh Hòa Bình ngày càng được cải thiện, thể hiện ở tỷ trọng công chức có trình độ từ ĐH trở lên ngày càng tăng.
Những hạn chế: (i) chính sách thu hút ĐNCC trong các cơ quan HCNN chưa hấp dẫn. (ii) chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp vẫn chưa đảm bảo việc bồi dưỡng và phát triển năng lực cho đội ngũ công chức, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả công vụ; chương trình, quy trình ĐT, BD và phát triển nghề nghiệp chưa được thiết kế và thực hiện một cách khoa học, việc đánh giá kết quả ĐT, BD chưa đảm bảo tính toàn diện,… (iii) chính sách đãi ngộ ĐNCC ở Hòa Bình tuân thủ theo quy định của nhà nước mặc dù đã từng bước cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Tiền lương hiện nay của công chức được thiết kế theo hướng mức lương cơ sở nhân với hệ số lương và cộng với các khoản phụ cấp. (iv) Tổ chức bộ máy triển khai thực hiện chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN của tỉnh Hòa Bình còn phân tán, thiếu tập trung và thống nhất. (v) Công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN của tỉnh Hòa Bình đã được quan tâm chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên còn thưa thớt, việc giải quyết sau quá trình kiểm tra còn chậm và chưa hiệu quả.
Nguyên nhân: (i) Do tỉnh Hòa Bình là tỉnh miền núi, dân tộc ở điểm xuất phát thấp, chậm phát triển. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hòa Bình được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn chưa đảm bảo nguồn lực tài chính cho chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN ở Hòa Bình. (ii) Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý về chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN ở tỉnh Hòa Bình còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác tham mưu, tổ chức triển khai chính sách. (iii) Điều kiện văn hóa, xã hội của tỉnh Hòa Bình vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục, trình độ văn hóa thấp nên cản trở đối với chính sách PTĐNCC ở Hòa Bình. (iv) Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN đã có hiệu lực, tuy nhiên còn chưa phù hợp và thu hút đối với lực lượng lao động và lao động có trình độ cao vào làm việc ở khu vực cơ quan HCNN. (v) Hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực khu vực công ở nước ta hiện nay rất nhiều tổ chức, mỗi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cho một hoặc một số loại công chức khác nhau. Đã đến lúc phải tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức. (vi) Chưa tính được sự tác động của thị trường sức lao động đến dịch chuyển lao động từ khu vực công sang các khu vực khác có tiền lương cao hơn.
6.3. Những đề xuất mới về giải pháp và kiến nghị
(i) Luận án đã đề xuất 6 quan điểm của tỉnh Hòa Bình về phát triển ĐNCC trong các cơ quan HCNN để làm cơ sở đề xuất ba nhóm giải pháp: (i) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách thu hút, tuyển dụng ĐNCC trong các cơ quan HCNN của tỉnh Hòa Bình; (ii) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp ĐNCC trong các cơ quan HCNN của tỉnh Hòa Bình; (iii) Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách đãi ngộ ĐNCC trong các cơ quan HCNN của tỉnh Hòa Bình.
Ngoài ra, đề xuất ba kiến nghị đổi mới quan điểm của hệ thống chính trị về chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN; Chính sách PTĐNCC trong các cơ quan HCNN và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực khu vực công.