Nghiên cứu sinh
Luận án của nghiên cứu sinh Hoàng Thị Hảo
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên nghiên cứu sinh: Hoàng Thị Hảo
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Hà Văn Sự
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Bùi Tất Thắng
6. Những đóng góp mới của luận án:
6.1. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
+ Hệ thống hoá và làm phong phú thêm lý luận, về nghèo và chính sách giảm nghèo. Thông qua hệ thống hoá một số khái niệm cơ bản, luận án đã đưa ra được khái niệm “Nghèo” và “Chính sách giảm nghèo”. Trên cơ sở đó đưa ra được cấu trúc, chu trình, nguyên tắc, tiêu chí đánh giá, căn cứ, công cụ, các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách giảm nghèo.
+ Xác đinh được 4 tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện các chính sách giảm nghèo ở địa phương cấp tỉnh : (i) Tính hiệu lực; (ii) Tính hiệu quả; (iii) Tính bền vững; (iv) Tính phù hợp.
+ Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách giảm nghèo và kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng và thực hiện chính sách giảm nghèo.
6.2. Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
+ Xác định được những đặc thù về nghèo và những nguyên nhân gây ra nghèo ở tỉnh Quảng Ninh, luận án đã khảo sát và phân tích quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh thông qua 6 chính sách giảm nghèo: (i) Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo; (ii) Chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; (iii) Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo; (iv) Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo (v) Chính sách khuyến nông lâm hỗ trợ phát triển sản xuất phát triển ngành nghề cho người nghèo; (vi) Chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho người nghèo.
+ Đánh giá các chính sách giảm nghèo theo 4 tiêu chí đánh giá bằng phương pháp định tính kết hợp sử dụng phương pháp định lượng phân tích các nhân tố khám
phá (EFA) trên phầm mềm SPSS 22.0, ước lượng và kiểm định được tác động của các chính sách đến chất lượng công tác giảm nghèo, kết quả đánh giá giúp cho các đơn vị thực thi chính sách nhận rõ những mặt tích cực mà mỗi chính sách mang lại trong giảm nghèo, đồng thời cũng chỉ ra những điểm bất cập trong xây dựng cũng như triển khai thực hiện chính sách. Từ kết quả đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những thành công, hạn chế trong chính sách giảm nghèo thời gian qua.
6.3. Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp….
+ Từ việc nhận dạng một số dự báo liên quan đến lĩnh vực giảm nghèo cũng như dự báo nguồn lực huy động và phân bổ cho giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2020 và những năm tiếp theo, luận án đã đưa ra 7 quan điểm, 3 mục tiêu và 9 định hướng hoàn thiện các chính sách giảm nghèo ở tỉnh Quảng Ninh.
+ Trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, định hướng, luận án đề xuất 2 nhóm giải pháp chính hoàn thiện chính sách: (i) Nhóm giải pháp chung gồm: 4 giải pháp về cơ chế chính sách; 11 giải pháp về tổ chức thực hiện; 8 giải pháp về kiểm tra giám sát đánh giá chính sách trong đó chi tiết (3 giải pháp đối với cấp tỉnh, 3 giải pháp đối với cấp huyện, 2 giải pháp đối với cấp xã phường); (ii) Nhóm giải pháp cụ thể cho từng chính sách bô phận riêng lẻ.
Toàn văn Luận án