Nghiên cứu sinh
Luận án của Nghiên cứu sinh Lại Thị Thu Thủy
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62.34.03.01
4. Họ tên NCS: Lại Thị Thu Thủy
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Đức Hiếu
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Phạm Thị Thu Thủy
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã góp phần hoàn chỉnh, bổ sung và phát triển khung lý luận về chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính (CLKT BCTC) và các yếu tố ảnh hưởng tới CLKT BCTC. Luận án đã xem xét CLKT BCTC một cách toàn diện trên cả hai khía cạnh: chất lượng chuyên môn và chất lượng cung cấp dịch vụ. Việc kết hợp này đã giúp cho luận án có góc nhìn đa diện phù hợp với bản chất của CLKT BCTC.
Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết và mô hình cho nghiên cứu thực nghiệm để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới CLKT BCTC theo đánh giá của kiểm toán viên và theo đánh giá của khách hàng kiểm toán.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Thứ nhất, dưới góc độ chuyên môn luận án đã phát hiện có 9/11 yếu tố ảnh hưởng thuận chiều có ý nghĩa thống kê tới CLKT BCTC, dưới góc độ chất lượng dịch vụ có 5/6 yếu tố ảnh hưởng tích cực có ý nghĩa thống kê tới CLKT BCTC. Đây là những phát hiện quan trọng khẳng định sự đúng đắn của mô hình nghiên cứu trong tiếp cận ‘CLKT’ của luận án.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giữa KTV và khách hàng kiểm toán trong đánh giá CLKT BCTC được cung cấp bởi các công ty kiểm toán Big4 và Non-Big4. Theo các KTV thì không có sự khác nhau về CLKT giữa các công ty kiểm toán Big 4 và Non-Big 4. Tuy nhiên, khách hàng kiểm toán (các doanh nghiệp FDI) lại cho rằng có sự khác nhau về chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi các công ty kiểm toán Big 4 và Non-Big 4.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp:
Từ kết quả nghiên cứu, luận án đã đưa ra các khuyến nghị cho các doanh nghiệp kiểm toán tham khảo nhằm nâng cao CLKT BCTC dưới góc độ chuyên môn nghề nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nghiên cứu cũng giúp cho các khách hàng kiểm toán (các doanh nghiệp FDI) hiểu rõ hơn bản chất nghề nghiệp của kiểm toán viên, hiểu rõ hơn về đặc thù dịch vụ kiểm toán từ đó thu hẹp khoảng cách kỳ vọng, gia tăng sự hài lòng với kết quả kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách, hiệp hội nghề nghiệp có căn cứ trong việc quản lý và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
Toàn văn Luận án