Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Lê Hà Trang
1. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam.
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Lê Hà Trang
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Hướng dẫn 2: TS. Vũ Xuân Dũng
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Lê Hà Trang
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Hướng dẫn 2: TS. Vũ Xuân Dũng
6. Những kết luận mới của luận án:
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án đã làm rõ các vấn đề lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, nội dung quản lý nhà nước và 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ. Đặc biệt, luận án đã xây dựng 4 nhóm tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ (tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững) và xác lập mô hình IPA nghiên cứu đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động kinh doanh của loại hình DN này.
Từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của một số quốc gia như Mỹ, EEC, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore, luận án đã rút ra được 3 bài học có thể vận dụng ở Việt Nam theo nội dung quản lý.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Từ nguồn dữ liệu thứ cấp, luận án đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ giai đoạn 2010 – 2017 và rút ra kết luận về những vấn đề đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu định lượng qua mô hình IPA và xử lý dữ liệu trên SPSS để đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của 24 yếu tố được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí xác lập trong chương cơ sở lí luận cho thấy cả 4 tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện của QLNN đối với hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ có tương quan thuận chiều và có ý nghĩa thống kê, trong đó tính hiệu lực và tính phù hợp được đáp ứng khá trong khi tính hiệu quả và tính bền vững được đánh giá ở mức độ trung bình. Từ đồ thị phân tán cho thấy trong 24 yếu tố thì có 12 yếu tố cần tập trung cải thiện, 7 yếu tố nên tiếp tục duy trì, 2 yếu tố không nên đầu tư nguồn lực quá mức và 3 yếu tố nên chú ý thấp.
Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong luận án cho thấy: (i) hệ thống chính sách pháp luật đã ban hành chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý; (ii) năng lực hoạt động, mô hình và phương thức quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm vẫn còn những hạn chế, bất cập; (iii) việc thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ chưa đạt hiệu quả cao.
– Những đề xuất mới về chính sách và giải pháp
Luận án đã đề xuất được hệ thống 3 nhóm giải pháp: (1) Về hoàn thiện các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam; (2) Hoàn thiện mô hình và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam; (3) Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam. Trong đó, một số giải pháp đáng chú ý là cụ thể hóa một số quy định liên quan đến quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ trong DNBH phi nhân thọ; đề xuất xây dựng mô hình vốn trên cơ sở 4 loại rủi ro từ đó bổ sung quy định tính toán vốn tối thiểu, khả năng thanh toán, vốn đầu tư trong DN. Bên cạnh những quy định cần sửa đổi thì luận án cũng đề xuất ban hành các quy định mới điều chỉnh hoạt động bổ trợ bảo hiểm, hoạt động đại lý bảo hiểm. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ngoài việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thì áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý giám sát là một giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay.
Toàn văn luận án
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án đã làm rõ các vấn đề lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, nội dung quản lý nhà nước và 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ. Đặc biệt, luận án đã xây dựng 4 nhóm tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ (tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững) và xác lập mô hình IPA nghiên cứu đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động kinh doanh của loại hình DN này.
Từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ của một số quốc gia như Mỹ, EEC, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore, luận án đã rút ra được 3 bài học có thể vận dụng ở Việt Nam theo nội dung quản lý.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Từ nguồn dữ liệu thứ cấp, luận án đã phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ giai đoạn 2010 – 2017 và rút ra kết luận về những vấn đề đặt ra đối với hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu định lượng qua mô hình IPA và xử lý dữ liệu trên SPSS để đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của 24 yếu tố được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí xác lập trong chương cơ sở lí luận cho thấy cả 4 tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện của QLNN đối với hoạt động kinh doanh của các DNBH phi nhân thọ có tương quan thuận chiều và có ý nghĩa thống kê, trong đó tính hiệu lực và tính phù hợp được đáp ứng khá trong khi tính hiệu quả và tính bền vững được đánh giá ở mức độ trung bình. Từ đồ thị phân tán cho thấy trong 24 yếu tố thì có 12 yếu tố cần tập trung cải thiện, 7 yếu tố nên tiếp tục duy trì, 2 yếu tố không nên đầu tư nguồn lực quá mức và 3 yếu tố nên chú ý thấp.
Kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong luận án cho thấy: (i) hệ thống chính sách pháp luật đã ban hành chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý; (ii) năng lực hoạt động, mô hình và phương thức quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm vẫn còn những hạn chế, bất cập; (iii) việc thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ chưa đạt hiệu quả cao.
– Những đề xuất mới về chính sách và giải pháp
Luận án đã đề xuất được hệ thống 3 nhóm giải pháp: (1) Về hoàn thiện các chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam; (2) Hoàn thiện mô hình và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam; (3) Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh của DNBH phi nhân thọ ở Việt Nam. Trong đó, một số giải pháp đáng chú ý là cụ thể hóa một số quy định liên quan đến quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ trong DNBH phi nhân thọ; đề xuất xây dựng mô hình vốn trên cơ sở 4 loại rủi ro từ đó bổ sung quy định tính toán vốn tối thiểu, khả năng thanh toán, vốn đầu tư trong DN. Bên cạnh những quy định cần sửa đổi thì luận án cũng đề xuất ban hành các quy định mới điều chỉnh hoạt động bổ trợ bảo hiểm, hoạt động đại lý bảo hiểm. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, ngoài việc nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thì áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý giám sát là một giải pháp phù hợp với điều kiện hiện nay.
Toàn văn luận án
File đính kèm