Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Minh Phương

06/11/2024

THÔNG TIN TÓM TẮT

VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

1. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với bán hàng trực tuyến

2. Chuyên ngành:  Quản lý kinh tế                            

3. Mã số:  931.01.10

4. Họ tên NCS: Nguyễn Minh Phương                       Mã NCS: 20AD04100045

          Họ tên người hướng dẫn NCS:  

Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Hoàng

            Hướng dẫn 2:  PGS,TS. Trần Kiều Trang

6. Những đóng góp mới của luận án:

- Những đóng góp mới về lý luận

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã có một số đóng góp mới liên quan đến những lý luận cơ bản về QLNN đối với BHTT. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án đã giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận BHTT. Trong đó, luận án đã tập trung làm rõ một số khái niệm BHTT và lý luận cơ sở về QLNN về kinh tế và thương mại.

Thứ hai, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển thêm cơ sở lý luận về QLNN đối với BHTT. Cụ thể, luận án tập trung làm rõ thêm khái niệm, đặc điểm, mục tiêu của QLNN đối với BHTT.

Thứ ba, luận án đã cụ thể hóa đánh giá nội dung QLNN đối với BHTT (gồm 4 nội dung: (i) xây dựng chiến lược, kế hoạch BHTT; (ii) xây dựng chính sách và ban hành văn bản pháp luật về BHTT; (iii) tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch BHTT; (iv) kiểm tra giám sát BHTT); qua 5 tiêu chí: (i) hiệu lực của QLNN; (ii) hiệu quả của QLNN; (iii) phù hợp của QLNN; (iv) đồng bộ, hệ thống và thống nhất; (v) minh bạch và công bằng và các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN đối với BHTT (gồm 2 nhóm: nhóm yếu tố bên trong và nhóm yếu tố bên ngoài).

- Những đóng góp mới về thực tiễn:

Ngoài những đóng góp về lý luận, luận án đã có một số đóng góp mới liên quan đến thực tiễn QLNN đối với BHTT ở Việt Nam. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khái quát và làm rõ hơn thực trạng phát triển hoạt động BHTT ở Việt Nam từ năm 2016 – 2023 trong môi trường kinh tế số.

Thứ hai, qua phân tích và xử lý dữ liệu thứ cấp của Cục TMĐT và kinh tế số về tiêu dùng trực tuyến trên các nền tảng của BHTT và thực tiễn thu thập từ khảo sát các cán bộ quản lý ở DN BHTT và cán bộ ở các cơ quan quản lý đối với BHTT, luận án phân tích, đánh giá QLNN đối với BHTT ở Việt Nam theo 4 nội dung QLNN, đánh giá chất lượng QLNN đối với BHTT thông qua, 5 tiêu chí và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với BHTT. Từ đó, luận án cũng cung cấp bằng chứng cho thấy có những vấn đề còn hạn chế và khó khăn trong QLNN đối với BHTT ở Việt Nam đặc biệt phát sinh từ sau dịch Covid-19.

         Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực trạng QLNN đối với BHTT, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và sự phù hợp với nội dung đề tài, luận án đã đề xuất được một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện QLNN đối với BHTT ở Việt Nam đến năm 2030.