Nghiên cứu sinh
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Quỳnh Phương
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Quỳnh Phương
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Kim Oanh
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về cơ sở lý luận
Luận án bổ sung một số cơ sở lý luận về sự phát triển hoạt động của các TCTCVM (chính thức và bán chính thức), xác lập 2 nhóm tiêu chí đánh giá và 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động của các TCTCVM. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và rút ra 6 bài học có thể áp dụng để phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. Đề xuất khung phân tích về sự phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. Khung phân tích được xây dựng dựa trên các nghiên cứu quốc tế và kinh nghiệm thực hiện phân tích của các tác giả tại nhiều quốc gia.
- Những đóng góp mới về giá trị thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, các loại hình tổ chức tín dụng khác vẫn đang trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nhằm đảm bảo sự an toàn hoạt động và ổn định thị trường tài chính, nhưng các TCTCVM tại Việt Nam vẫn đang tăng trưởng với tỷ lệ cao cho thấy sự ổn định về tăng trưởng của các TCTCVM. Những phân tích về tiềm năng phát triển cũng cho thấy sự cơ hội để phát triển mạnh hơn nữa hoạt động của các TCTCVM. Mặt khác, thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích định lượng, tác giả luận án nhận thấy mối quan hệ tích cực giữa sự phát triển tiếp cận và sự bền vững hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam. Một số yếu tố khác như tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng tác động tích cực đến sự bền vững của các TCTCVM tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng nhận thấy việc phát triển hoạt động của các TCTCVM còn gặp nhiều khó khăn và bất cập như sự chênh lệch trong quá trình phát triển hoạt động của những tổ chức hoạt động với quy mô nhỏ và những tổ chức hoạt động quy mô trung bình và lớn. Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài như sự cạnh tranh với Ngân hàng Chính sách Xã hội, ngân hàng thương mại và đặc biệt là sự bất cập và thiếu hoàn thiện của cơ sơ pháp lý có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam.
- Những đóng góp mới về chính sách, giải pháp
Từ cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và kết quả nghiên cứu thực tiễn, tác giả luận án đưa ra các khuyến nghị về phát triển cơ cấu bộ máy tổ chức, về sản phẩm, về phát triển các phân khúc khách hàng và kênh phân phối, về vấn đề minh bạch trong quá trình hoạt động…. với các nhà quản lý theo từng nhóm TCTCVM: (i) Nhóm các TCTCVM chính thức được NHNN cấp phép; (ii) Nhóm các TCTCVM bán chính thức quy mô vừa, lớn và các TCTCVM bán chính thức có nhu cầu chuyển đổi; và (iii) Nhóm các TCTCVM bán chính thức quy mô nhỏ và rất nhỏ. Tác giả luận án cũng đề xuất các khuyến nghị chính sách và giải pháp với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hoạch định, hoàn thiện chính sách và tổ chức quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động của các TCTCVM tại Việt Nam, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo.