Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hương Giang
1. Tên luận án: “Quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 934.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Hương Giang
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Phạm Công Đoàn
Hướng dẫn 2: PGS.TS Phạm Thị Tuệ
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 934.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Hương Giang
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Phạm Công Đoàn
Hướng dẫn 2: PGS.TS Phạm Thị Tuệ
6. Những đóng góp mới của luận án:
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án đã:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về bán hàng đa cấp: khái niệm, đặc điểm, tác động đến kinh tế - xã hội của bán hàng đa cấp.
- Khái quát và làm rõ hơn về lý luận quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp: khái niệm (trong đó có cập nhật các quan điểm về bán hàng đa cấp, nêu ra các yếu tố trụ cột trong quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp), mục tiêu, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, công cụ, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp.
- Luận án cũng trình bày kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở một số nước như Mĩ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, từ đó đưa ra các bài học cho Việt Nam trong quản lý lĩnh vực bán hàng đa cấp.
Những đóng góp mới về thực tiễn:
- Luận án đã khái quát về bối cảnh ra đời, phát triển cũng như thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam: về sản phẩm; về doanh nghiệp; về người tham gia; về khách hàng và địa bàn; về những vi phạm chủ yếu trong bán hàng đa cấp.
- Cùng với những dữ liệu thứ cấp, bằng phương pháp phát phiếu điều tra cho các đối tượng có liên quan, phỏng vấn các chuyên gia để có những dữ liệu sơ cấp, luận án tiến hành phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam những năm gần đây: về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp; về ban hành các văn bản quản lý; về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức; về tổ chức thực hiện các văn bản quản lý; về công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, xử lý sai phạm trong bán hàng đa cấp; về công cụ, phương pháp quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp.
- Sau đó, luận án đưa ra đánh giá chung về thực trạng quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp theo những tiêu chí đánh giá quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp với những kết quả đạt được (bộ máy quản lý Nhà nước và việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý đối với bán hàng đa cấp; nội dung quản lý; công cụ, phương pháp quản lý) và hạn chế (thứ nhất: về bộ máy quản lý Nhà nước và việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý đối với bán hàng đa cấp; thứ hai: về nhân sự quản lý bán hàng đa cấp; thứ ba: về công tác tuyên truyền, nắm vững thông tin trong quản lý bán hàng đa cấp; thứ tư: về các văn bản quản lý bán hàng đa cấp được ban hành; thứ năm: về tổ chức thực thi các văn bản quản lý bán hàng đa cấp; thứ sáu: về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong bán hàng đa cấp). Luận án chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trong đó có tính đến những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lĩnh vực này nhưng cụ thể là ở Việt Nam.
Những đề xuất mới về giải pháp:
- Trên cơ sở các luận cứ lí luận và thực tiễn, những thực tiễn quốc tế và bài học kinh nghiệm rút ra, dựa trên bối cảnh kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp, cùng các dự báo phát triển, định hướng quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam thời gian tới, luận án đã đưa ra một cách hệ thống các quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030.
- Luận án đã đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể dựa chủ yếu trên các nội dung quản lý, các hạn chế và nguyên nhân đã phân tích trong phần thực trạng để hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam, đó là các giải pháp: thứ nhất: về bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp; thứ hai: về nhân sự và công tác nhân sự trong quản lý bán hàng đa cấp; thứ ba: hoàn thiện, bổ sung các văn bản, quy định đối với bán hàng đa cấp; thứ tư: về công tác tuyên truyền trong quản lý bán hàng đa cấp; thứ năm: về thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm.
Toàn văn luận án
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án đã:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về bán hàng đa cấp: khái niệm, đặc điểm, tác động đến kinh tế - xã hội của bán hàng đa cấp.
- Khái quát và làm rõ hơn về lý luận quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp: khái niệm (trong đó có cập nhật các quan điểm về bán hàng đa cấp, nêu ra các yếu tố trụ cột trong quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp), mục tiêu, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương pháp, công cụ, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp.
- Luận án cũng trình bày kinh nghiệm quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở một số nước như Mĩ, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Trung Quốc, từ đó đưa ra các bài học cho Việt Nam trong quản lý lĩnh vực bán hàng đa cấp.
Những đóng góp mới về thực tiễn:
- Luận án đã khái quát về bối cảnh ra đời, phát triển cũng như thực trạng bán hàng đa cấp ở Việt Nam: về sản phẩm; về doanh nghiệp; về người tham gia; về khách hàng và địa bàn; về những vi phạm chủ yếu trong bán hàng đa cấp.
- Cùng với những dữ liệu thứ cấp, bằng phương pháp phát phiếu điều tra cho các đối tượng có liên quan, phỏng vấn các chuyên gia để có những dữ liệu sơ cấp, luận án tiến hành phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam những năm gần đây: về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp; về ban hành các văn bản quản lý; về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức; về tổ chức thực hiện các văn bản quản lý; về công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, xử lý sai phạm trong bán hàng đa cấp; về công cụ, phương pháp quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp.
- Sau đó, luận án đưa ra đánh giá chung về thực trạng quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp theo những tiêu chí đánh giá quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp với những kết quả đạt được (bộ máy quản lý Nhà nước và việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý đối với bán hàng đa cấp; nội dung quản lý; công cụ, phương pháp quản lý) và hạn chế (thứ nhất: về bộ máy quản lý Nhà nước và việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý đối với bán hàng đa cấp; thứ hai: về nhân sự quản lý bán hàng đa cấp; thứ ba: về công tác tuyên truyền, nắm vững thông tin trong quản lý bán hàng đa cấp; thứ tư: về các văn bản quản lý bán hàng đa cấp được ban hành; thứ năm: về tổ chức thực thi các văn bản quản lý bán hàng đa cấp; thứ sáu: về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm trong bán hàng đa cấp). Luận án chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trong đó có tính đến những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý lĩnh vực này nhưng cụ thể là ở Việt Nam.
Những đề xuất mới về giải pháp:
- Trên cơ sở các luận cứ lí luận và thực tiễn, những thực tiễn quốc tế và bài học kinh nghiệm rút ra, dựa trên bối cảnh kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp, cùng các dự báo phát triển, định hướng quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam thời gian tới, luận án đã đưa ra một cách hệ thống các quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030.
- Luận án đã đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể dựa chủ yếu trên các nội dung quản lý, các hạn chế và nguyên nhân đã phân tích trong phần thực trạng để hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp ở Việt Nam, đó là các giải pháp: thứ nhất: về bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với bán hàng đa cấp; thứ hai: về nhân sự và công tác nhân sự trong quản lý bán hàng đa cấp; thứ ba: hoàn thiện, bổ sung các văn bản, quy định đối với bán hàng đa cấp; thứ tư: về công tác tuyên truyền trong quản lý bán hàng đa cấp; thứ năm: về thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm.
Toàn văn luận án