Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Diễm

28/09/2018
1. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Ngọc Diễm
2. Tên luận án: “ Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các ngân hàng thương mại Việt Nam”
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Nguyễn Thị Phương Liên
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Hải Hà

6. Những đóng góp mới của luận án:
          * Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
          - Làm rõ các nội dung hoạt động dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của NHTM và các điều kiện để phát triển dịch vụ;
          - Phân tích, luận giải nội dung QLNN của NHTƯ/NHNN đối với hoạt động thanh toán KDTM trong nội địa của NHTM theo 2 góc độ tiếp cận (theo chức năng quản lý và theo nội dung hoạt động dịch vụ), xác lập 4 tiêu chí đánh giá và 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM;
          - Phân tích, tổng kết và rút ra 4 bài học cho QLNN về hoạt động thanh toán KDTM của NHTM Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
* Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng dịch vụ và các điều kiện để phát triển dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam. Hoạt động thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa ngày càng phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ ngày càng được cải thiện và nâng cấp. Tuy nhiên, một số điều kiện về hệ thống truyền dẫn thanh toán, trung gian thanh toán, một số văn bản pháp luật chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho sự phát triển dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua NHTM Việt Nam.
- Phân tích được thực trạng QLNN đối với hoạt động thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2017 trên các mặt: ban hành cơ chế, chính sách; tổ chức bộ máy quản lý; sử dụng công cụ thanh tra, giám sát đối với hoạt động thanh toán KDTM qua các NHTM. Từ đó, rút ra đánh giá các kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong QLNN đối với hoạt động thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM Việt Nam.
Hạn chế chủ yếu trong QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM Việt Nam: Hoạt động quản lý có tính hiệu lực còn thấp và hiệu quả chưa tương xứng; chưa thật phù hợp với thực tiễn phát triển dịch vụ thanh toán KDTM; chưa đảm bảo được yêu cầu về tính đồng bộ và ổn định bền vững. Một số nguyên nhân chính của hạn chế là: Công tác xây dựng chỉnh sửa và ban hành các văn bản pháp lý của NHNN chưa theo kịp với những đòi hỏi của ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; Cơ sở hạ tầng viễn thông còn hạn chế, còn tiềm ẩn nguy cơ về an ninh, bảo mật, chưa theo kịp tốc độ phát triển của người dùng; Sự tuân thủ chấp hành pháp luật về thanh toán KDTM của các NHTM và khách hàng. 
* Những đóng góp mới về giải pháp và kiến nghị
            Luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa qua các NHTM ở Việt Nam; một số giải pháp hỗ trợ và điều kiện. Các giải pháp chính mà luận án hướng tới là:
            - Hoàn thiện môi trường pháp lý về dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam.
            - Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động hướng dẫn, tổ chức thực hiện QLNN đối với dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam.
            - Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán KDTM trong thanh toán nội địa của các NHTM Việt Nam.
Toàn văn Luận án