Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Tâm
1. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Tâm
2. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Tú
2. Tên đề tài luận án: Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyên Hồng
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Tú
6. Những đóng góp mới của luận án:
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
– Luận án đã hệ thống hóa được các luận cứ khoa học về mặt lý luận trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của địa phương cấp tỉnh.
– Tổng kết và rút ra khái niệm về kinh doanh lưu trú du lịch, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch nhằm thống nhất cơ sở lý luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án.
– Để đánh giá toàn diện vấn đề nghiên cứu, luận án đã nghiên cứu tổng hợp cả về nội dung quản lý nhà nước; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại một địa phương.
Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu khảo sát
– Từ những kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch ở một số tỉnh/thành trong và ngoài nước, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng.
– Thông qua nghiên cứu luận án đã phân tích đánh giá về mặt thực trạng và tiến hành điều tra, khảo sát để làm rõ thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng. Mặt khác, dựa trên phân tích các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch nhằm tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng.
– Luận án đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, từ đó phát hiện và đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng.
Những đề xuất mới
Luận án đã nêu rõ dự báo, quan điểm, mục tiêu và định hướng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất những giải pháp tình thế và chiến lược để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước nhằm đưa hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của Hải Phòng đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. Cụ thể, luận án đã đề xuất theo bảy nhóm giải pháp: Hoàn thiện và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phù hợp với sự phát triển du lịch và đặc thù của Hải Phòng; Hoàn thiện chiến lược xây dựng hệ thống thông tin; Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và xúc tiến; Hoàn thiện quy trình quản lý kinh doanh lưu trú du lịch; Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và phát hiện và xử lý sai phạm trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Bên cạnh đó, luận án cũng đã đề xuất các kiến nghị đối với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các cơ quan hữu quan và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng nhằm tạo môi trường thuận lợi, hiệu quả cho cơ quan QLNN về du lịch Hải Phòng phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng.
Toàn văn Luận án
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
– Luận án đã hệ thống hóa được các luận cứ khoa học về mặt lý luận trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của địa phương cấp tỉnh.
– Tổng kết và rút ra khái niệm về kinh doanh lưu trú du lịch, quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch nhằm thống nhất cơ sở lý luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án.
– Để đánh giá toàn diện vấn đề nghiên cứu, luận án đã nghiên cứu tổng hợp cả về nội dung quản lý nhà nước; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại một địa phương.
Những đóng góp mới rút ra từ kết quả nghiên cứu khảo sát
– Từ những kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch ở một số tỉnh/thành trong và ngoài nước, luận án đã rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng.
– Thông qua nghiên cứu luận án đã phân tích đánh giá về mặt thực trạng và tiến hành điều tra, khảo sát để làm rõ thực trạng của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng. Mặt khác, dựa trên phân tích các nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch nhằm tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng.
– Luận án đã nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, từ đó phát hiện và đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng.
Những đề xuất mới
Luận án đã nêu rõ dự báo, quan điểm, mục tiêu và định hướng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất những giải pháp tình thế và chiến lược để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước nhằm đưa hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của Hải Phòng đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. Cụ thể, luận án đã đề xuất theo bảy nhóm giải pháp: Hoàn thiện và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch phù hợp với sự phát triển du lịch và đặc thù của Hải Phòng; Hoàn thiện chiến lược xây dựng hệ thống thông tin; Kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và xúc tiến; Hoàn thiện quy trình quản lý kinh doanh lưu trú du lịch; Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và phát hiện và xử lý sai phạm trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch. Bên cạnh đó, luận án cũng đã đề xuất các kiến nghị đối với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các cơ quan hữu quan và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng nhằm tạo môi trường thuận lợi, hiệu quả cho cơ quan QLNN về du lịch Hải Phòng phát huy tối đa vai trò của mình trong công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch tại Hải Phòng.
Toàn văn Luận án