Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hà
1. Tên đề tài luận án: ‘‘Phát triển tín dụng xuất khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Thanh Hà
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Lan
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Thanh Hà
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Lan
6. Những đóng góp mới của luận án:
Từ phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu trước, công trình nghiên cứu có liên quan cho thấy: Các công trình nghiên cứu về thực trạng và đề ra giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu, đánh giá tác động của các nhân tố đến phát triển tín dụng xuất khẩu nói riêng; Việc phân tích thực trạng tín dụng xuất khẩu tại Agribank của một số nghiên cứu trước đây chưa sâu, đồng thời chưa đánh giá, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất khẩu; Vấn đề tín dụng xanh trong cho vay xuất khẩu chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Vì vậy, việc nghiên cứu luận án án “Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” được thực hiện độc lập trong cách tiếp cận, nghiên cứu, có những đóng góp mới nhất định cả về mặt lý
luận và thực tiễn.
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa lý luận về phát triển tín dụng xuất khẩu; hệ thống các tiêu chí về lượng và chất tác động đến phát triển tín dụng xuất khẩu, góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản trong phát triển tín dụng xuất khẩu tại các NHTM. Trong đó, có đề cập đến việc nghiên cứu các chỉ tiêu và các yếu tác động đến sự phát triển tín dụng xuất khẩu bền vững.
Thứ hai, đánh giá được thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agriban k trong giai đoạn 2012-2017. Nghiên cứu của luận án chỉ ra hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Agribank đã có những bước phát triển vượt trội cả về lượng và chất. Luận án đã làm rõ những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của tín dụng xuất khẩu nói riêng và hoạt động tín dụng của
Agribank nói chung trong thời kỳ hội nhập. Luận án đã phân tích các chỉ tiêu phát triển tín dụng xuất khẩu bền vững tại Agribank dựa trên phát triển tín dụng xanh, đảm bảo các vấn đề về môi trường.
Thứ ba, Các giải pháp của luận án được đề xuất có căn cứ, và dựa trên bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án đưa ra các nhóm giải pháp chính nhằm phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank, đồng thời đề xuất một số giải pháp hỗ trợ để phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank. Đây là cơ sở để Agribank có thể xem xét áp dụng nhằm phát triển tín dụng xuất khẩu của ngân hàng mình, Cụ thể, các nhóm giải pháp luận án: Một là, tăng cường mở rộng thị phần, nâng cao chính sách khách hàng trong phát triển tín dụng xuất khẩu . Hai là, giải pháp huy động vốn và tăng cường lượng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho vay và thanh toán xuất khẩu.Ba là, giải pháp phòng ngừa rủi ro trong cho vay và thanh toán xuất khẩu tại Agribank; xử lý và dự phòng rủi ro trong cho vay xuất khẩu. Các nhóm giải pháp bổ trợ: Giải pháp nâng cao chất lượng công nghệ, qui trình cho vay xuất khẩu; tăng cường thông tin; giải pháp nhân sự.
Toàn văn luận án
Từ phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu trước, công trình nghiên cứu có liên quan cho thấy: Các công trình nghiên cứu về thực trạng và đề ra giải pháp phát triển tín dụng xuất nhập khẩu nói chung, chưa đi sâu nghiên cứu, đánh giá tác động của các nhân tố đến phát triển tín dụng xuất khẩu nói riêng; Việc phân tích thực trạng tín dụng xuất khẩu tại Agribank của một số nghiên cứu trước đây chưa sâu, đồng thời chưa đánh giá, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất khẩu; Vấn đề tín dụng xanh trong cho vay xuất khẩu chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến.
Vì vậy, việc nghiên cứu luận án án “Phát triển tín dụng xuất khẩu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” được thực hiện độc lập trong cách tiếp cận, nghiên cứu, có những đóng góp mới nhất định cả về mặt lý
luận và thực tiễn.
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa lý luận về phát triển tín dụng xuất khẩu; hệ thống các tiêu chí về lượng và chất tác động đến phát triển tín dụng xuất khẩu, góp phần làm rõ thêm những vấn đề cơ bản trong phát triển tín dụng xuất khẩu tại các NHTM. Trong đó, có đề cập đến việc nghiên cứu các chỉ tiêu và các yếu tác động đến sự phát triển tín dụng xuất khẩu bền vững.
Thứ hai, đánh giá được thực trạng phát triển tín dụng xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agriban k trong giai đoạn 2012-2017. Nghiên cứu của luận án chỉ ra hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Agribank đã có những bước phát triển vượt trội cả về lượng và chất. Luận án đã làm rõ những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank. Đây là cơ sở để đưa ra các giải pháp có ý nghĩa thực tiễn đối với sự phát triển của tín dụng xuất khẩu nói riêng và hoạt động tín dụng của
Agribank nói chung trong thời kỳ hội nhập. Luận án đã phân tích các chỉ tiêu phát triển tín dụng xuất khẩu bền vững tại Agribank dựa trên phát triển tín dụng xanh, đảm bảo các vấn đề về môi trường.
Thứ ba, Các giải pháp của luận án được đề xuất có căn cứ, và dựa trên bối cảnh hội nhập quốc tế. Luận án đưa ra các nhóm giải pháp chính nhằm phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank, đồng thời đề xuất một số giải pháp hỗ trợ để phát triển tín dụng xuất khẩu tại Agribank. Đây là cơ sở để Agribank có thể xem xét áp dụng nhằm phát triển tín dụng xuất khẩu của ngân hàng mình, Cụ thể, các nhóm giải pháp luận án: Một là, tăng cường mở rộng thị phần, nâng cao chính sách khách hàng trong phát triển tín dụng xuất khẩu . Hai là, giải pháp huy động vốn và tăng cường lượng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho vay và thanh toán xuất khẩu.Ba là, giải pháp phòng ngừa rủi ro trong cho vay và thanh toán xuất khẩu tại Agribank; xử lý và dự phòng rủi ro trong cho vay xuất khẩu. Các nhóm giải pháp bổ trợ: Giải pháp nâng cao chất lượng công nghệ, qui trình cho vay xuất khẩu; tăng cường thông tin; giải pháp nhân sự.
Toàn văn luận án