Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huyền
1. Tên đề tài luận án: “Phát triển mô hình chuỗi cung ứng theo tiếp cận nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng rau quả trên địa bàn thành phố Hà Nội”
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62340121
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Thanh Huyền
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 62340121
4. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Thanh Huyền
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng
6. Những đóng góp mới của luận án:
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án đã làm rõ thêm một bước về các vấn đề lý luận phát triển mô hình CCƯ theo tiếp cận nâng cao GTGT mặt hàng rau quả. Từ đó, áp dụng các định hướng chính sách, quan điểm phát triển lý thuyết vào nghiên cứu thực trạng phát triển CCƯ rau quả Hà Nội.
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển mô hình các chuỗi cung ứng rau quả theo tiếp cận nâng cao GTGT tại các quốc gia Thái Lan, Malaysia, Australia và một số địa phương của Việt Nam. Từ những điểm tương đồng, điểm khác biệt và những hạn chế trong phát triển mô hình CCƯ rau quả của các nước và các địa phương trên toàn quốc, luận án cũng rút ra các bài học nhằm phát triển mô hình CCƯ rau quả theo tiếp cận nâng cao GTGT cho Hà Nội.
Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích chuỗi trong nghiên cứu định lượng, phương pháp chuyên gia và kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác trong đánh giá thực trạng mô hình CCƯ rau quả tại Hà Nội đến năm 2018 và đã chỉ ra: (i) Hà Nội có nhiều mô hình chuỗi cung ứng rau quả đang tồn tại và cùng vận hành; (ii) Về cơ bản, đa số các chuỗi cung ứng rau quả này có GTGT thấp, phân chia không đồng đều; (iii) Các chuỗi cung ứng rau quả có GTGT cao chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn; (iv) Các liên kết ngang – dọc, tích hợp giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu bền vững; (v) Tổ chức quản trị trong các mô hình CCƯ thiếu chặt chẽ; (vi) Cơ chế kiểm soát và vận hành trong và ngoài chuỗi bị buông lỏng.
Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng trong luận án cho thấy: (i) Có mối quan hệ tương tác giữa mô hình CCƯ với GTGT mặt hàng rau quả của Hà Nội; (ii) Có sự chênh lệch tương đối lớn GTGT trong các mô hình CCƯ rau quả Hà Nội; (iii) Mô hình có thành viên dẫn dắt, lãnh đạo sẽ có GTGT cao hơn; (iv) Hiện nay, các chính sách và cơ chế kiểm soát, vận hành chuỗi thiếu đồng bộ, ít nghiêm minh khiến hiệu quả của các mô hình chuỗi tại Hà Nội còn thấp.
Kết quả nghiên cứu bối cảnh nghiên cứu nhằm dự báo thị trường rau quả Hà Nội từ nay đến năm 2030: (i) Các nhà cung ứng rau quả Hà Nội phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà cung ứng ở các địa phương khác về chất lượng, giá cả, thương hiệu, uy tín...; (ii) Hệ thống phân phối thông qua chợ đầu mối, chợ truyền thống vẫn chiếm ưu thế (90%) sẽ không thuận lợi vì số lượng chợ còn ít so với nhu cầu và chất lượng chợ xuống cấp; (iii) Hệ thống phân phối hiện đại chiếm dưới 10%, có xu hướng phát triển mạnh mẽ song thiếu các cơ chế, chính sách đặc thù khiến hoạt động giám sát lỏng lẻo, các chuỗi bán lẻ vẫn tự do vận hành, niềm tin của người tiêu dùng còn nhiều khả năng bị tổn thương.
Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Từ hệ thống chính sách, quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất – kinh doanh mặt hàng rau quả của thành phố Hà Nội cùng với những dự báo thị trường, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp sau đây: (1) Đề xuất hai mô hình CCƯ rau quả phù hợp nhất để phát triển: Mô hình chuỗi do nhà bán lẻ lãnh đạo và mô hình chuỗi thông qua chợ đầu mối có cơ quan chuyên trách; (2) Các giải pháp hỗ trợ: Tăng cường vai trò của Nhà nước trong phát triển chuỗi, tăng cường thực thi các cam kết và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò và vị thế của doanh nghiệp lãnh đạo chuỗi, tăng cường và hoàn thiện các liên kết ngang dọc, tích hợp trong chuỗi cung ứng của nhà bán lẻ, đầu tư đồng bộ và hiện đại cho hệ thống cơ sở hạ tầng chuỗi và công nghệ sản xuất, chế biến và phân phối.
Để các giải pháp có tính thực tiễn và hiệu quả cao, luận án đưa ra kiến nghị với Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội và các Sở chức năng như sau: (1) Chính phủ ban hành các chính sách quản lý ngành hàng từ sản xuất – phân phối; Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển ngành hàng và các liên kết trong chuỗi; (2) UBND TP. Hà Nội cần Hoàn thiện khung chính sách về phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị với ngành hàng rau quả và nhanh chóng thành lập Ban quản lý ATTP của TP. Hà Nội; (2) Các Sở chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ khi thực hiện công việc, tham mưu kịp thời cho cấp trên về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thay đổi về chất các quá trình thực thi các chính sách về hỗ trợ vốn cho người nông dân.
Toàn văn luận án
Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
Luận án đã làm rõ thêm một bước về các vấn đề lý luận phát triển mô hình CCƯ theo tiếp cận nâng cao GTGT mặt hàng rau quả. Từ đó, áp dụng các định hướng chính sách, quan điểm phát triển lý thuyết vào nghiên cứu thực trạng phát triển CCƯ rau quả Hà Nội.
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển mô hình các chuỗi cung ứng rau quả theo tiếp cận nâng cao GTGT tại các quốc gia Thái Lan, Malaysia, Australia và một số địa phương của Việt Nam. Từ những điểm tương đồng, điểm khác biệt và những hạn chế trong phát triển mô hình CCƯ rau quả của các nước và các địa phương trên toàn quốc, luận án cũng rút ra các bài học nhằm phát triển mô hình CCƯ rau quả theo tiếp cận nâng cao GTGT cho Hà Nội.
Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Luận án vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích chuỗi trong nghiên cứu định lượng, phương pháp chuyên gia và kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác trong đánh giá thực trạng mô hình CCƯ rau quả tại Hà Nội đến năm 2018 và đã chỉ ra: (i) Hà Nội có nhiều mô hình chuỗi cung ứng rau quả đang tồn tại và cùng vận hành; (ii) Về cơ bản, đa số các chuỗi cung ứng rau quả này có GTGT thấp, phân chia không đồng đều; (iii) Các chuỗi cung ứng rau quả có GTGT cao chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn; (iv) Các liên kết ngang – dọc, tích hợp giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu bền vững; (v) Tổ chức quản trị trong các mô hình CCƯ thiếu chặt chẽ; (vi) Cơ chế kiểm soát và vận hành trong và ngoài chuỗi bị buông lỏng.
Kết quả nghiên cứu định tính và định lượng trong luận án cho thấy: (i) Có mối quan hệ tương tác giữa mô hình CCƯ với GTGT mặt hàng rau quả của Hà Nội; (ii) Có sự chênh lệch tương đối lớn GTGT trong các mô hình CCƯ rau quả Hà Nội; (iii) Mô hình có thành viên dẫn dắt, lãnh đạo sẽ có GTGT cao hơn; (iv) Hiện nay, các chính sách và cơ chế kiểm soát, vận hành chuỗi thiếu đồng bộ, ít nghiêm minh khiến hiệu quả của các mô hình chuỗi tại Hà Nội còn thấp.
Kết quả nghiên cứu bối cảnh nghiên cứu nhằm dự báo thị trường rau quả Hà Nội từ nay đến năm 2030: (i) Các nhà cung ứng rau quả Hà Nội phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà cung ứng ở các địa phương khác về chất lượng, giá cả, thương hiệu, uy tín...; (ii) Hệ thống phân phối thông qua chợ đầu mối, chợ truyền thống vẫn chiếm ưu thế (90%) sẽ không thuận lợi vì số lượng chợ còn ít so với nhu cầu và chất lượng chợ xuống cấp; (iii) Hệ thống phân phối hiện đại chiếm dưới 10%, có xu hướng phát triển mạnh mẽ song thiếu các cơ chế, chính sách đặc thù khiến hoạt động giám sát lỏng lẻo, các chuỗi bán lẻ vẫn tự do vận hành, niềm tin của người tiêu dùng còn nhiều khả năng bị tổn thương.
Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp
Từ hệ thống chính sách, quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất – kinh doanh mặt hàng rau quả của thành phố Hà Nội cùng với những dự báo thị trường, luận án đã đề xuất hệ thống giải pháp sau đây: (1) Đề xuất hai mô hình CCƯ rau quả phù hợp nhất để phát triển: Mô hình chuỗi do nhà bán lẻ lãnh đạo và mô hình chuỗi thông qua chợ đầu mối có cơ quan chuyên trách; (2) Các giải pháp hỗ trợ: Tăng cường vai trò của Nhà nước trong phát triển chuỗi, tăng cường thực thi các cam kết và kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, nâng cao vai trò và vị thế của doanh nghiệp lãnh đạo chuỗi, tăng cường và hoàn thiện các liên kết ngang dọc, tích hợp trong chuỗi cung ứng của nhà bán lẻ, đầu tư đồng bộ và hiện đại cho hệ thống cơ sở hạ tầng chuỗi và công nghệ sản xuất, chế biến và phân phối.
Để các giải pháp có tính thực tiễn và hiệu quả cao, luận án đưa ra kiến nghị với Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội và các Sở chức năng như sau: (1) Chính phủ ban hành các chính sách quản lý ngành hàng từ sản xuất – phân phối; Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển ngành hàng và các liên kết trong chuỗi; (2) UBND TP. Hà Nội cần Hoàn thiện khung chính sách về phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị với ngành hàng rau quả và nhanh chóng thành lập Ban quản lý ATTP của TP. Hà Nội; (2) Các Sở chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ khi thực hiện công việc, tham mưu kịp thời cho cấp trên về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thay đổi về chất các quá trình thực thi các chính sách về hỗ trợ vốn cho người nông dân.
Toàn văn luận án