Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Trần Thị Phương Thảo
1. Tên đề tài luận án: Ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Họ tên NCS: Trần Thị Phương Thảo
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: GS, TS. Đinh Văn Sơn
Hướng dẫn 2: TS. Vũ Xuân Dũng
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Họ tên NCS: Trần Thị Phương Thảo
5. Họ tên người hướng dẫn nghiên cứu sinh:
Hướng dẫn 1: GS, TS. Đinh Văn Sơn
Hướng dẫn 2: TS. Vũ Xuân Dũng
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận: Luận án áp dụng các phương pháp hồi quy khác nhau gồm phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng, phương pháp hồi quy hai bước với biến công cụ, phương pháp hồi quy phân vị nhằm giải quyết các hạn chế của mô hình nghiên cứu như hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng nội sinh. Bên cạnh đó, Luận án đã áp dụng được phương pháp xác định chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp. Chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp không đơn thuần là chi phí bình quân của lãi vay hay mức cổ tức doanh nghiệp chi trả thực tế mà còn xem xét đồng thời đến các rủi ro mà các công ty cổ phần gặp phải tại mức cơ cấu vốn đó.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Luận án đã chứng minh được các mối quan hệ sau:
Cơ cấu vốn có ảnh hưởng phi tuyến tính hình chữ U ngược đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn đạt mức tối ưu khi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản dao động quanh mức 32% đến 37%. Tuy nhiên, do phần lớn các công ty niêm yết duy trì tỷ lệ nợ cao trên ngưỡng tối ưu nên các kiến nghị của Luận án tập trung theo hướng giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.
Quy mô công ty, khả năng thanh toán, tỷ lệ chi trả cổ tức, sở hữu Nhà nước và rủi ro hoạt động được chứng minh là có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn; ngành công nghiệp có xu hướng sử dụng nợ vay cao hơn so với các ngành nghề kinh doanh khác. Trên cơ sở đó, để điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của các công ty cổ phần, Luận án đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đến tập trung lĩnh vực kinh doanh, khả năng thanh toán, chính sách chi trả cổ tức và quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và chỉ tiêu giá thị trường Tobin’s Q là khác nhau theo các phân vị của Tobin’s Q. Cơ cấu vốn có tác dụng tích cực đến giá thị trường của các công ty cổ phần khi chỉ tiêu Tobin’s Q ở mức thấp. Như vậy, đối với các công ty cổ phần có giá trị thị trường cao thì nên ưu tiên việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu do lợi thế từ giá cổ phiếu cao có thể huy động được lượng vốn lớn với chi phí huy động thấp hơn.
Trong giai đoạn suy thoái khi các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tài chính, việc sử dụng nợ vay được chứng minh là nhiều tác động tích cực hơn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần so với giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng và các phân tích cơ cấu vốn, chi phí vốn bình quân, tác giả đưa ra các khuyến nghị cụ thể đối với các công ty cổ phần, tập trung vào bốn nhóm khuyến nghị chính gồm: nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nâng cao giá trị thị trường, xây dựng mô hình dự báo cơ cấu vốn tối ưu thông qua xác định chi phí vốn bình quân và đa dạng hóa nguồn vốn huy động; bên cạnh đó là bốn khuyến nghị đối với Nhà nước.
Toàn văn luận án
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận: Luận án áp dụng các phương pháp hồi quy khác nhau gồm phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng, phương pháp hồi quy hai bước với biến công cụ, phương pháp hồi quy phân vị nhằm giải quyết các hạn chế của mô hình nghiên cứu như hiện tượng phương sai sai số thay đổi, hiện tượng nội sinh. Bên cạnh đó, Luận án đã áp dụng được phương pháp xác định chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp. Chi phí vốn bình quân của doanh nghiệp không đơn thuần là chi phí bình quân của lãi vay hay mức cổ tức doanh nghiệp chi trả thực tế mà còn xem xét đồng thời đến các rủi ro mà các công ty cổ phần gặp phải tại mức cơ cấu vốn đó.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn: Luận án đã chứng minh được các mối quan hệ sau:
Cơ cấu vốn có ảnh hưởng phi tuyến tính hình chữ U ngược đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn đạt mức tối ưu khi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản dao động quanh mức 32% đến 37%. Tuy nhiên, do phần lớn các công ty niêm yết duy trì tỷ lệ nợ cao trên ngưỡng tối ưu nên các kiến nghị của Luận án tập trung theo hướng giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.
Quy mô công ty, khả năng thanh toán, tỷ lệ chi trả cổ tức, sở hữu Nhà nước và rủi ro hoạt động được chứng minh là có ảnh hưởng đến cơ cấu vốn; ngành công nghiệp có xu hướng sử dụng nợ vay cao hơn so với các ngành nghề kinh doanh khác. Trên cơ sở đó, để điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của các công ty cổ phần, Luận án đã đưa ra một số kiến nghị liên quan đến tập trung lĩnh vực kinh doanh, khả năng thanh toán, chính sách chi trả cổ tức và quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và chỉ tiêu giá thị trường Tobin’s Q là khác nhau theo các phân vị của Tobin’s Q. Cơ cấu vốn có tác dụng tích cực đến giá thị trường của các công ty cổ phần khi chỉ tiêu Tobin’s Q ở mức thấp. Như vậy, đối với các công ty cổ phần có giá trị thị trường cao thì nên ưu tiên việc huy động vốn từ phát hành cổ phiếu do lợi thế từ giá cổ phiếu cao có thể huy động được lượng vốn lớn với chi phí huy động thấp hơn.
Trong giai đoạn suy thoái khi các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế tài chính, việc sử dụng nợ vay được chứng minh là nhiều tác động tích cực hơn đến hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần so với giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng kinh tế.
- Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp: Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng và các phân tích cơ cấu vốn, chi phí vốn bình quân, tác giả đưa ra các khuyến nghị cụ thể đối với các công ty cổ phần, tập trung vào bốn nhóm khuyến nghị chính gồm: nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nâng cao giá trị thị trường, xây dựng mô hình dự báo cơ cấu vốn tối ưu thông qua xác định chi phí vốn bình quân và đa dạng hóa nguồn vốn huy động; bên cạnh đó là bốn khuyến nghị đối với Nhà nước.
Toàn văn luận án