Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Trương Thị Hằng
1. Tên đề tài luận án: Giải pháp phát triển nguồn lực tài chính cho giáo dục đại học công lập ở Việt Nam.
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Trương Thị Hằng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS. Vũ Xuân Dũng
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hóa
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Trương Thị Hằng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: TS. Vũ Xuân Dũng
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Hóa
6. Những đóng góp mới của luận án:
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã tổng hợp, hệ thống, bổ sung và làm rõ thêm những lý luận về phát triển NLTC cho GDĐHCL. Trong đó, luận án tập trung làm rõ nội hàm các khái niệm về phát triển NLTC cho GDĐHCL, phân loại các NLTC trong các cơ sở GDĐHCL, xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển NLTC, chỉ rõ các nguyên tắc phát triển NLTC và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NLTC cho GDĐHCL. Luận án đã làm rõ và khẳng định rằng: mục tiêu phát triển NLTC cho GDĐHCL là tăng cường huy động và khai thác hợp lý mọi NLTC để đầu tư hiệu quả cho GDĐHCL hướng tới tăng cường khả năng tự chủ tài chính và phát triển bền vững tài chính gắn với cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Luận án khái quát kinh nghiệm của một số nước có nền GDĐH phát triển trên thế giới và một số nước có nhiều điều kiện tương đồng trong khu vực về phát triển từng NLTC cho GDĐHCL, tự chủ tài chính và rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp cho GDĐHCL Việt Nam.
Luận án đã đánh giá tổng quan thực trạng tình hình phát triển NLTC về chính sách và kết quả thực hiện phát triển NLTC theo 2 nhóm cơ sở GDĐHCL: Nhóm tự chủ hoàn toàn về tài chính và nhóm tự chủ một phần về tài chính. Kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt về một số chính sách cũng như những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển NLTC đối với 2 nhóm cơ sở GDĐHCL, như : Định mức HP theo Nghị định 86/2016/NĐ-CP, tỷ trọng HP trong tổng NLTC, hệ số tự chủ về tài chính, hệ số tự bền vững về tài chính.
Luận án đã tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức HP kỳ vọng của sinh viên theo quan điểm của người học để thấy được mức độ tác động của từng yếu tố đến mức học phí và vận dụng trong xây dựng chính sách học phí GDĐHCL, cụ thể : Các yếu tố GV, CSVC, TCDT, NDCT_PPGD đều có tác động thuận chiều đến HP kỳ vọng, trong đó biến độc lập CSVC có tác động mạnh nhất. Yếu tố kỹ năng tích lũy tác động ngược chiều đến HP; có thể khẳng định là có sự khác biệt giữa mức HP kỳ vọng theo ngành học của SV và mức thu nhập của bố – mẹ SV và không có sự khác biệt giữa mức HP kỳ vọng theo giới tính và khu vực nơi cư trú của SV.
Từ những nội dung trên, cho phép đánh giá khách quan về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển NLTC của các cơ sở GDĐHCL ở Việt Nam giai đoạn 2012-2017.
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp.
Luận án đã đưa ra hai nhóm giải pháp:
(1) Nhóm giải pháp về đổi mới chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường huy động, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NLTC cho GDĐHCL: Hoàn thiện chính sách tự chủ và giám sát thực hiện tự chủ tại các cơ sở GDĐHCL theo hướng tăng cường giao tự chủ cho các cơ sở GDĐHCL trên cơ sở tăng cường tính giải trình và giám sát cao của các cơ quan quản lý; đổi mới chính sách về đầu tư NSNN theo hướng thực hiện tốt công tác phân bổ NSNN theo nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tập trung cao độ nguồn NSNN để thực hiện đào tạo tài năng một số lĩnh vực mũi nhọn, CLC…; hoàn thiện chính sách về HP và các công cụ hỗ trợ người học theo hướng chính sách HP có tính đến chất lượng đào tạo và phân loại thành nhiều chuyên ngành đào tạo, đồng thời hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người học; hoàn thiện chính sách nhằm tăng cường xã hội hóa GDĐHCL theo hướng thể chế hóa và tạo điều kiện khai thác các hoạt động xã hội hóa GDĐH.
(2) Nhóm giải pháp về đổi mới công tác huy động, quản lý và sử dụng NLTC từ phía các cơ sở GDĐHCL: Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của các cơ sở GDĐHCL; tăng cường khai thác NLTC từ HP thông qua các yếu tố nội sinh theo hướng chủ động tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống các yếu tố tác động thuận chiều đến mức HP kỳ vọng của SV; xây dựng chính sách HP riêng cho từng cơ sở GDĐHCL theo hướng xác định mức HP trên cơ sở uy tín, vị thế và chất lượng đào tạo; tăng cường khai thác các NLTC khác bên cạnh NLTC từ HP và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Toàn văn Luận án
– Những đóng góp mới về học thuật, lý luận:
Luận án đã tổng hợp, hệ thống, bổ sung và làm rõ thêm những lý luận về phát triển NLTC cho GDĐHCL. Trong đó, luận án tập trung làm rõ nội hàm các khái niệm về phát triển NLTC cho GDĐHCL, phân loại các NLTC trong các cơ sở GDĐHCL, xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển NLTC, chỉ rõ các nguyên tắc phát triển NLTC và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NLTC cho GDĐHCL. Luận án đã làm rõ và khẳng định rằng: mục tiêu phát triển NLTC cho GDĐHCL là tăng cường huy động và khai thác hợp lý mọi NLTC để đầu tư hiệu quả cho GDĐHCL hướng tới tăng cường khả năng tự chủ tài chính và phát triển bền vững tài chính gắn với cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo.
– Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn:
Luận án khái quát kinh nghiệm của một số nước có nền GDĐH phát triển trên thế giới và một số nước có nhiều điều kiện tương đồng trong khu vực về phát triển từng NLTC cho GDĐHCL, tự chủ tài chính và rút ra những bài học kinh nghiệm phù hợp cho GDĐHCL Việt Nam.
Luận án đã đánh giá tổng quan thực trạng tình hình phát triển NLTC về chính sách và kết quả thực hiện phát triển NLTC theo 2 nhóm cơ sở GDĐHCL: Nhóm tự chủ hoàn toàn về tài chính và nhóm tự chủ một phần về tài chính. Kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt về một số chính sách cũng như những chỉ tiêu phản ánh sự phát triển NLTC đối với 2 nhóm cơ sở GDĐHCL, như : Định mức HP theo Nghị định 86/2016/NĐ-CP, tỷ trọng HP trong tổng NLTC, hệ số tự chủ về tài chính, hệ số tự bền vững về tài chính.
Luận án đã tiến hành kiểm định sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức HP kỳ vọng của sinh viên theo quan điểm của người học để thấy được mức độ tác động của từng yếu tố đến mức học phí và vận dụng trong xây dựng chính sách học phí GDĐHCL, cụ thể : Các yếu tố GV, CSVC, TCDT, NDCT_PPGD đều có tác động thuận chiều đến HP kỳ vọng, trong đó biến độc lập CSVC có tác động mạnh nhất. Yếu tố kỹ năng tích lũy tác động ngược chiều đến HP; có thể khẳng định là có sự khác biệt giữa mức HP kỳ vọng theo ngành học của SV và mức thu nhập của bố – mẹ SV và không có sự khác biệt giữa mức HP kỳ vọng theo giới tính và khu vực nơi cư trú của SV.
Từ những nội dung trên, cho phép đánh giá khách quan về những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển NLTC của các cơ sở GDĐHCL ở Việt Nam giai đoạn 2012-2017.
– Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp.
Luận án đã đưa ra hai nhóm giải pháp:
(1) Nhóm giải pháp về đổi mới chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường huy động, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NLTC cho GDĐHCL: Hoàn thiện chính sách tự chủ và giám sát thực hiện tự chủ tại các cơ sở GDĐHCL theo hướng tăng cường giao tự chủ cho các cơ sở GDĐHCL trên cơ sở tăng cường tính giải trình và giám sát cao của các cơ quan quản lý; đổi mới chính sách về đầu tư NSNN theo hướng thực hiện tốt công tác phân bổ NSNN theo nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; tập trung cao độ nguồn NSNN để thực hiện đào tạo tài năng một số lĩnh vực mũi nhọn, CLC…; hoàn thiện chính sách về HP và các công cụ hỗ trợ người học theo hướng chính sách HP có tính đến chất lượng đào tạo và phân loại thành nhiều chuyên ngành đào tạo, đồng thời hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người học; hoàn thiện chính sách nhằm tăng cường xã hội hóa GDĐHCL theo hướng thể chế hóa và tạo điều kiện khai thác các hoạt động xã hội hóa GDĐH.
(2) Nhóm giải pháp về đổi mới công tác huy động, quản lý và sử dụng NLTC từ phía các cơ sở GDĐHCL: Nâng cao năng lực tự chủ tài chính của các cơ sở GDĐHCL; tăng cường khai thác NLTC từ HP thông qua các yếu tố nội sinh theo hướng chủ động tập trung đầu tư và hoàn thiện hệ thống các yếu tố tác động thuận chiều đến mức HP kỳ vọng của SV; xây dựng chính sách HP riêng cho từng cơ sở GDĐHCL theo hướng xác định mức HP trên cơ sở uy tín, vị thế và chất lượng đào tạo; tăng cường khai thác các NLTC khác bên cạnh NLTC từ HP và tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Toàn văn Luận án
File đính kèm