Nghiên cứu sinh
Luận án của Nghiên cứu sinh Vũ Tam Hòa
2. Tên luận án: “ Chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam”
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS. Hà Văn Sự
Hướng dẫn 2: PGS,TS. Hoàng Thọ Xuân
6. Những kết luận mới của luận án
Về học thuật, lý luận Đã hệ thống và phát triển một bước những lý luận về chính sách phát triển thương mại nội địa gắn với định hướng nghiên cứu vào mặt hàng may mặc, trong đó làm rõ bản chất, vai trò và các tiêu chí đánh giá chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc. Ngoài ra, luận án đi sâu nghiên cứu và xây dựng những nguyên lý cơ bản của việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc. Bên cạnh đó, cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Luận án cũng đã phân tích và làm rõ những bài học kinh nghiệm quốc tế của Trung Quốc và Thái Lan trong việc hoạch định và thực thi chính sách. Thông qua, những kinh nghiệm của các nước là bài học giúp cho việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam hoàn thiện hơn trong thời gian tới.
Về thực tiễn Trên cơ sở phác thảo những nét tổng quan về thị trường và thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam, luận án đã đi sâu phân tích thực trạng chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam hiện nay theo 04 nhóm chính sách được xem là có ảnh hưởng quan trọng nhất đến thực trạng phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam, đó là: Chính sách thị trường, chính sách thương nhân, chính sách mặt hàng, chính sách phát triển hạ tầng thương mại. Các chính sách được nghiên cứu tập trung vào 02 khâu trong một chu trình chính sách là khâu hoạch định và khâu tổ chức thực hiện chính sách. Thông qua các tiêu chí đánh giá chính sách được xác lập ở phần lý luận của luận án, các nguyên lý của việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, luận án đã sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích và đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện hệ thống chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam thời gian qua. Luận án cũng đã đưa ra được những kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng, những vấn đề đó có tính đột phá nhằm hoàn thiện các chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam trong thời gian tới, đó là: những thành công về mục tiêu và công cụ chính sách được thể hiện qua việc ban hành và sửa đổi nhiều chính sách phù hợp hơn. Kết quả đó được thể hiện thông qua việc phát triển thị trường, gia tăng quy mô thương mại, khuyến khích thương nhân phát triển và nâng cao chất lượng hàng may mặc, phát triển cơ sở hạ tầng thương mại. Ngoài ra luận án, chỉ ra những hạn chế, đó là: về mục tiêu và công cụ chính sách trong quá trình ban hành và sửa đổi còn chậm, vẫn còn nhiều điểm thiếu hụt, chưa khuyến khích phát triển thương mại nội địa hàng may mặc. Kết quả đó dẫn đến hạn chế về cạnh tranh trên thị trường, chưa khuyến khích được đội ngũ doanh nhân nâng cao được chất lượng hàng may mặc Việt Nam và phát triển cơ sở hạ tầng thương mại.
Những đề xuất mới về giải pháp Trên cơ sở những lý luận và thực trạng chính sách phát triển thương mại nội địa hàng may mặc Việt Nam, những kinh nghiệm quốc tế và dự báo về thị trường và thương mại hàng may mặc Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo, luận án đã đề xuất được các giải pháp có tính đột phá liên quan đến chính sách trong đó tập trung vào 04 chính sách nhằm tăng cường bộ máy thực thi chính sách, tăng cường về thể chế hành chính, tăng cường các chính sách pháp luật.
Toàn văn Luận án