Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tứ
1. Họ và tên Nghiên cứu sinh: NGUYỄN HOÀNG TỨ
2. Tên luận án: Quản lý Nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam.
3. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên giáo viên hướng dẫn:
GVHD 1: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
GVHD 2: TS. Hà Văn Siêu
2. Tên luận án: Quản lý Nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung Việt Nam.
3. Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên giáo viên hướng dẫn:
GVHD 1: PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
GVHD 2: TS. Hà Văn Siêu
6. Những đóng góp mới của luận án:
- Luận án làm rõ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững, đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững, đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội làm cơ sở để đề xuất các nhóm giải pháp quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững nói chung và tại một số tỉnh miền Trung nói riêng.
- Luận án đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung, trong đó tập trung các nội dung: tổ chức thực hiện các chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch; nhận xét đánh giá thực hiện chiến lược; tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch; đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; phương thức điều hành và kiểm tra, kiểm soát.
- Luận án đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương hướng hoàn thiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch miền Trung trở thành ngành kinh tế động lực. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, định hướng phát triển KT-XH nói chung và du lịch nói riêng của các tỉnh miền Trung; NCS đã đưa ra một số nội dung chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung. Cụ thể đã giải quyết những nội dung sau: (1) Dự báo phát triển du lịch các tỉnh miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 bao gồm: định hướng phát triển KT-XH các tỉnh miền Trung đến năm 2030; dự báo phát triển du lịch các tỉnh miền Trung đến năm 2030. (2) Biện pháp bảo đảm thực hiện phương hướng hoàn thiện QLNN địa phương với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung. Trong nội dung này, NCS tập trung vào 4 vấn đề là: Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; giải quyết vốn đầu tư cho phát triển du lịch; cải cách thủ tục hành chính để phát triển du lịch; xã hội hoá một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch. (3) Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương về hoàn thiện một số chính sách, tạo cơ chế nhằm giúp cho các tỉnh miền Trung có điều kiện phát triển du lịch.
- Luận án làm rõ những vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững, đã nghiên cứu tác động của du lịch và so sánh các yếu tố được coi là bền vững với các yếu tố được coi là không bền vững, đã chỉ ra tác động của du lịch trên cả ba lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội làm cơ sở để đề xuất các nhóm giải pháp quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững nói chung và tại một số tỉnh miền Trung nói riêng.
- Luận án đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung, trong đó tập trung các nội dung: tổ chức thực hiện các chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch; nhận xét đánh giá thực hiện chiến lược; tổ chức chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, kiểm soát hoạt động du lịch; đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; phương thức điều hành và kiểm tra, kiểm soát.
- Luận án đã nêu rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương hướng hoàn thiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch miền Trung trở thành ngành kinh tế động lực. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển của ngành du lịch Việt Nam, định hướng phát triển KT-XH nói chung và du lịch nói riêng của các tỉnh miền Trung; NCS đã đưa ra một số nội dung chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN địa phương đối với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung. Cụ thể đã giải quyết những nội dung sau: (1) Dự báo phát triển du lịch các tỉnh miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 bao gồm: định hướng phát triển KT-XH các tỉnh miền Trung đến năm 2030; dự báo phát triển du lịch các tỉnh miền Trung đến năm 2030. (2) Biện pháp bảo đảm thực hiện phương hướng hoàn thiện QLNN địa phương với phát triển du lịch bền vững tại một số tỉnh miền Trung. Trong nội dung này, NCS tập trung vào 4 vấn đề là: Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch; giải quyết vốn đầu tư cho phát triển du lịch; cải cách thủ tục hành chính để phát triển du lịch; xã hội hoá một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch. (3) Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương về hoàn thiện một số chính sách, tạo cơ chế nhằm giúp cho các tỉnh miền Trung có điều kiện phát triển du lịch.