Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án nghiên cứu sinh Nguyễn Quốc Phóng

09/11/2022
  1. Tên đề tài luận án tiến sĩ: Giải pháp phát triển nhân lực quản trị trong các doanh nghiệp dệt may tại Hưng Yên
  2. Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
  3. Họ tên NCS: Nguyễn Quốc Phóng

    Mã số: 9340101

  1. Họ tên người hướng dẫn NCS: 

Hướng dẫn 1: GS. TS. Phạm Vũ Luận             

Hướng dẫn 2: PGS. TS. Trần Kiều Trang                     

  1. Những đóng góp mới của luận án

6.1. Về học thuật, lý luận

Luận án đã hệ thống hóa và đưa ra quan điểm phát triển để hoàn thiện lý luận về khái niệm nhân lực, NLQT, phát triển NLQT; đặc điểm NLQT; đề xuất tiêu chí nội dung phát triển NLQT về số lượng (03 tiêu chí), cơ cấu (03 tiêu chí), chất lượng (05 tiêu chí). Đề xuất khung năng lực quản trị và cấp độ năng lực để đánh giá phù hợp với vị trí quản trị.

Luận án nhận diện các hoạt động giúp phát triển NLQT trong DN bao gồm hoạt động quy hoạch, kế hoạch hóa; đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng mới; bố trí và sử dụng; đánh giá kết quả THCV; đào tạo, bồi dưỡng và đãi ngộ NLQT với tiêu chí đo lường cụ thể. Đồng thời, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NLQT trong DNDM. Luận án đã bổ sung 02 nhân tố mới ảnh hưởng tới phát triển NLQT trong các DNDM vào phân tích là cuộc CMCN 4.0; dịch bệnh Covid – 19.

6.2. Về thực tiễn

Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng phát triển NLQT trong các DNDM tại Hưng Yên theo ba cấp quản trị (cấp cao, cấp trung, cấp cơ sở) về các mặt số lượng, chất lượng, cơ cấu trên cơ sở các nội dung và tiêu chí đề xuất. Đồng thời, luận án phân tích thực trạng hoạt động phát triển NLQT trong các DNDM và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển NLQT trong các DNDM tại Hưng Yên. Từ đó chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế trong phát triển NLQT trong các DNDM tại Hưng Yên.

Luận án đã đề xuất 10 giải pháp có giá trị thực tiễn góp phần phát triển NLQT trong các DNDM tại Hưng Yên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Luận án đã đề xuất 03 kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dệt may như: Bộ Công thương; tỉnh Hưng Yên; các Hiệp hội và các cơ sở đào tạo dệt may nhằm hỗ trợ phát triển NLQT trong các DNDM tại Hưng Yên.

Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích cho các DNDM tại Hưng Yên; các cơ quan quản lý; các cơ sở đào tạo về dệt may, góp phần phát triển NLQT nói riêng và ngành dệt may nói chung.