Quay trở lại danh sách
Tuyển sinh

Luận án Nguyễn Thị Minh Hạnh

15/06/2016
1. Đề tài: Tăng cường quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay theo tiếp cận quản lý kinh tế

2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

3. Mã số: 62.34.01.01

4. Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Nguyễn Thị Mùi

5. Người hướng dẫn khoa học 2:PGS.TS Lê Thị Kim Nhung

1. Đề tài: Tăng cường quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay theo tiếp cận quản lý kinh tế

2. Chuyên ngành:                                Quản lý kinh tế

3. Mã số:                                             62.34.01.01

4. Người hướng dẫn khoa học:           PGS.TS Nguyễn Thị Mùi

                                                               PGS.TS Lê Thị Kim Nhung

5. Những kết luận mới của luận án:

Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản của thuế và quản lý thuế của địa phương theo tiếp cận quản lý kinh tế. Luận án xây dựng được khái niệm quản lý thuế của địa phương; phát triển khái niệm, làm sáng tỏ những nội dung trong quản lý thuế của địa phương, bao gồm: nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu thuế; quản lý thu thuế; quản lý phân bổ và sử dụng nguồn thu thuế; kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về quản lý thuế nhằm tăng cường quản lý thuế của địa phương. Ngoài ra luận án đã phát hiện các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thuế; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế của một số địa phương và rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên.

 Luận án đã phân tích khá toàn diện thực trạng quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên trên các nội dung quản lý thuế theo tiếp cận quản lý kinh tế dựa vào số liệu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục thuế Thái Nguyên, phiếu điều tra khảo sát người nộp thuế và người thu thuế. Từ đó đưa ra được đánh giá xác đáng về những kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục. Luận án đã chỉ rõ những nguyên nhân của hạn chế trong quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua.

Luận án đã nêu lên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015, mục tiêu và quan điểm quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên. Luận án đề xuất có căn cứ khoa học và thực tiễn các nhóm giải pháp khá đồng bộ nhằm tăng cường quản lý thuế của tỉnh Thái Nguyên:

- Nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu được xây dựng toàn diện với các giải pháp cụ thể từ huy động các nguồn lực cho đầu tư nhằm phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và hợp lý thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu thuế cho tỉnh Thái Nguyên.

- Quản lý thu thuế với các giải pháp cụ thể như: giải pháp về tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế; giải pháp về quản lý kê khai và nộp thuế; giải pháp về thu nợ và xử phạt vi phạm về thuế; chính thức áp dụng nộp thuế qua các ngân hàng thương mại; giải pháp về nhân lực ngành thuế; giải pháp về phát triển các tổ chức tư vấn thuế, đại lý thuế nhằm hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế.

 - Quản lý phân bổ và sử dụng nguồn thu thuế với các giải pháp cụ thể như: phân bổ hợp lý nguồn thu; đảm bảo đủ nguồn cho chi thường xuyên của Tỉnh; dành tỷ lệ thích hợp cho chi đầu tư phát triển.

- Kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về quản lý thuế với các giải pháp cụ thể như: tăng cường vai trò của thanh tra thuế, Hội đồng nhân dân Tỉnh; tăng cường giám sát của người dân trong các chương trình chi của tinh; tăng cường kiểm tra giám sát quản lý thuế tại các đơn vị thụ hưởng ngân sách của tỉnh.

Xem chi tiết