Quản lý khoa học
Quay trở lại danh sách
Đề tài cấp Bộ
Chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị” với các mục chính: A. Thông tin về đề tài (tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vị nghiên cứu); B. Kết quả nghiên cứu nội dung gồm: Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị; kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2020; kết quả phân tích và đề xuất những giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và chính quyền địa phương; Đề xuất mô hình lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị; Cẩm nang du lịch Quảng Trị và trang Fanpage về du lịch Quảng Trị. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, sản phẩm của đề tài được tách thành 02 nhóm chính là nhóm sản phẩm khoa học và nhóm sản phẩm ứng dụng. Trong đó, nhóm sản phẩm khoa học gồm 5 chuyên đề: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững và bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Trị; Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2020; Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch lịch sử - cách mạng của tỉnh Quảng Trị; Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển đảo-sinh thái của tỉnh Quảng Trị; Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng của tỉnh Quảng Trị. Nhóm sản phẩm ứng dụng gồm: 02 mô hình ứng dụng (mô hình lịch sử cách mạng và mô hình biển đảo sinh thái); 01 cẩm nang hướng dẫn về 03 nhóm sản phẩm du lịch đặc thù của Tỉnh và 01 trang fanpage về sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của Quảng Trị.
Sau khi nghe chủ nhiệm đề báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài, các thành viên của Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài đều đánh giá cao khả năng nghiên cứu của nhóm tác giả, khẳng định những kết quả nổi bật và có tính ứng dụng cao của đề tài mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra. Các sản phảm của đề tài có tính khoa học và tính ứng dụng thực tế cao cả trong hiện tại và tương lai cho sự phát triển du lịch của Tỉnh. Bên cạnh đó, để nâng cao hơn nữa chất lượng của đề tài ,nhóm nghiên cứu cần cập nhật bổ sung một số văn bản về quy hoạch phát triển du lịch của Trung Ương và địa phương, bổ sung cập nhật một số dự án tư phát triển du lịch ở địa phương.
Kết luận tại Hội đồng nghiệm thu, Ông Trần Ngọc Lân – Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ, chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài cũng đồng ý cao với những nhận xét, trao đổi và đánh giá của các thành viên trong hội đồng nghiệm thu đề tài, đồng thời cũng yêu cầu chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu và chắt lọc những góp ý trao đổi của các phản biện và thành viên hội đồng nghiệm thu để tiếp tục hoàn thiện nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm của đề tài nghiên cứu và nộp lại sau nghiệm thu để Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh bàn giao các bên liên quan nhằm sớm đưa đề tài vào triển khai thực hiện, chuyển giao sản phẩm ứng dụng của đề tài cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và du lịch Quảng Trị; Sơ Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị; Sở Văn hoá Thông tin và Truyền thông và các Website của Tỉnh.
Nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh, tỉnh Quảng Trị “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị”
Ngày 10/4/2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị” do Tiến sĩ Hoàng Thị Thắm –Trường Đại học Thương mại làm chủ nhiệm đề tài.
Hội đồng tứ vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài khoa học
Chủ nhiệm đề tài trình bày kết quả nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị” với các mục chính: A. Thông tin về đề tài (tính cấp thiết, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vị nghiên cứu); B. Kết quả nghiên cứu nội dung gồm: Kết quả nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị; kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2020; kết quả phân tích và đề xuất những giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước cấp Trung ương và chính quyền địa phương; Đề xuất mô hình lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Trị; Cẩm nang du lịch Quảng Trị và trang Fanpage về du lịch Quảng Trị. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, sản phẩm của đề tài được tách thành 02 nhóm chính là nhóm sản phẩm khoa học và nhóm sản phẩm ứng dụng. Trong đó, nhóm sản phẩm khoa học gồm 5 chuyên đề: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững và bài học kinh nghiệm rút ra cho Quảng Trị; Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2020; Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch lịch sử - cách mạng của tỉnh Quảng Trị; Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển đảo-sinh thái của tỉnh Quảng Trị; Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch mạo hiểm, du lịch lễ hội, du lịch tâm linh và du lịch cộng đồng của tỉnh Quảng Trị. Nhóm sản phẩm ứng dụng gồm: 02 mô hình ứng dụng (mô hình lịch sử cách mạng và mô hình biển đảo sinh thái); 01 cẩm nang hướng dẫn về 03 nhóm sản phẩm du lịch đặc thù của Tỉnh và 01 trang fanpage về sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững của Quảng Trị.
Sau khi nghe chủ nhiệm đề báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài, các thành viên của Hội đồng tư vấn đánh giá, nghiệm thu đề tài đều đánh giá cao khả năng nghiên cứu của nhóm tác giả, khẳng định những kết quả nổi bật và có tính ứng dụng cao của đề tài mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra. Các sản phảm của đề tài có tính khoa học và tính ứng dụng thực tế cao cả trong hiện tại và tương lai cho sự phát triển du lịch của Tỉnh. Bên cạnh đó, để nâng cao hơn nữa chất lượng của đề tài ,nhóm nghiên cứu cần cập nhật bổ sung một số văn bản về quy hoạch phát triển du lịch của Trung Ương và địa phương, bổ sung cập nhật một số dự án tư phát triển du lịch ở địa phương.
Kết luận tại Hội đồng nghiệm thu, Ông Trần Ngọc Lân – Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ, chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề tài cũng đồng ý cao với những nhận xét, trao đổi và đánh giá của các thành viên trong hội đồng nghiệm thu đề tài, đồng thời cũng yêu cầu chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu và chắt lọc những góp ý trao đổi của các phản biện và thành viên hội đồng nghiệm thu để tiếp tục hoàn thiện nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm của đề tài nghiên cứu và nộp lại sau nghiệm thu để Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh bàn giao các bên liên quan nhằm sớm đưa đề tài vào triển khai thực hiện, chuyển giao sản phẩm ứng dụng của đề tài cho Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và du lịch Quảng Trị; Sơ Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị; Sở Văn hoá Thông tin và Truyền thông và các Website của Tỉnh.
Thông tin đăng web: https://ipa.quangtri.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/tin-du-lich/nghiem-thu-de-tai-khoa-hoc-va-cong-nghe-nghien-cuu-phat-trien-san-pham-du-lich-dac-thu-theo-huong-ben-vung-cua-tinh-quang-tri-389.html