Nghiên cứu sinh
Luận án của Nghiên cứu sinh Bùi Tiến Dũng
2. Chuyên ngành: Kế toán
3. Mã số: 62.34.03.01
4. Họ tên NCS: Bùi Tiến Dũng
5. Họ tên người hướng dẫn NCS: PGS.TS. Phạm Đức Hiếu
- Những đóng góp mới về học thuật, lý luận
o Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xây dựng mô hình nghiên cứu về tổ chức KTQT trong doanh nghiệp theo cách tiếp cận mới trên 6 nội dung: Tổ chức bộ máy KTQT; tổ chức KTQT phục vụ lập dự toán sản xuất kinh doanh; tổ chức KTQT cho mục tiêu kiểm soát chi phí và giá thành sản phẩm; tổ chức KTQT phục vụ đánh giá thành quả hoạt động trong doanh nghiệp; tổ chức KTQT hỗ trợ cho việc ra quyết định; và tổ chức KTQT hỗ trợ quản trị chiến lược.
o Nghiên cứu tổ chức KTQT trong doanh nghiệp trong mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng theo cách tiếp cận của các lý thuyết hiện đại trong quản trị: Lý thuyết ngẫu nhiên và lý thuyết quá trình đổi mới.
o Nghiên cứu tổ chức KTQT trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nhận thức của nhà quản trị về vai trò của tổ chức KTQT.
- Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
o Cung cấp các bằng chứng khoa học bằng các phương pháp nghiên cứu tin cậy
trên cơ sở kết hợp cả nghiên cứu định tính chuyên sâu và nghiên cứu định lượng, phân tích rõ thực trạng tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp, đồng thời xem xét làm sáng tỏ các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức KTQT cũng như tác động của tổ chức KTQT đến hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp khảo sát và nhận thức về vai trò của KTQT tại Tổng công Giấy Việt Nam và các doanh nghiệp liên kết.
o Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng, luận án đã đánh giá được mức độ áp dụng các kỹ thuật của KTQT trong tổ chức KTQT tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và các doanh nghiệp liên kết trên cơ sở mô hình do IFAC (1998) và Nishimura (2003) đề xuất.
- Những đề xuất mới về giải pháp
o Dựa trên các bàn luận về kết quả, luận án đã đề xuất các khuyến nghị có tính tham khảo giúp Tổng công ty Giấy Việt Nam và các doanh nghiệp liên kết có thể nghiên cứu để triển khai trên thực tế trong thời gian tới.
o Kết quả nghiên cứu của luận án cũng đồng thời gợi mở các hướng nghiên cứu mới trong tương lai, cùng với các hàm ý cho cơ quan quản lý, cho doanh nghiệp và cho các cơ sở đào tạo về kế toán để thúc đẩy sự phát triển của KTQT tại doanh nghiệp Việt Nam thời gian tới.
Toàn văn Luận án