Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án của nghiên cứu sinh Đinh Thị Hương

16/08/2019
1. Tên luận án: “Trách nhiệm xã hội đối với người lao động của các doanh nghiệp may Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
3. Mã số: 934.01.21
4. Họ tên NCS: Đinh Thị Hương
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn
Hướng dẫn 2: PGS, TS. Mai Thanh Lan
6. Những đóng góp mới của luận án:
6.1. Về học thuật, lý luận
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã kế thừa và phát triển một bước lý luận TNXH đối với NLĐ của DN có thể kể đến:

(i) Xác lập nội dung TNXH đối với NLĐ gồm: trách nhiệm đảm bảo quyền và trách nhiệm đảm bảo lợi ích với 6 biến nghiên cứu và 27 quan sát gồm: hợp đồng lao động, giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp, lương và phúc lợi, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể.
(ii) Xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố tác động đến TNXH đối với NLĐ của DN với biến phụ thuộc là quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của DN với 13 quan sát và 4 biến độc lập (lãnh đạo DN, hoạch định chiến lược, tài chính DN, văn hóa DN) đo bằng 32 quan sát; Biến kiểm soát là quy mô DN.
 (iii) Nghiên cứu nhân tố khách quan tạo khung khổ để DN thực hiện TNXH đối với NLĐ trong DN gồm: Tình hình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; Quản lý Nhà nước về thực hiện TNXH đối với NLĐ; Các bộ quy tắc ứng xử trong thực hiện TNXH đối với NLĐ; Các bên liên quan ngoài DN ảnh hưởng đến TNXH đối với NLĐ của DN.
6.2. Về thực tiễn
(i) Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn TNXH đối với NLĐ tại Shenzhou International, CBC Fashions, Công ty Abu Taher và rút ra 5 bài học quý giá cho các DN may Việt Nam như: Nội dung TNXH là trách nhiệm đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ và vấn đề bảo lợi ích ngày càng có  nhiều DN quan tâm; Các mục tiêu thực hiện được thiết lập một cách cụ thể, hợp lý, khả thi và các quy định, hướng dẫn đảm bảo tính đồng bộ; Tổ chức bộ máy thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp trong toàn DN; Đánh giá thực hiện diễn ra một cách thường xuyên, liên tục; Các DN áp dụng chế độ báo cáo về thực hiện cho ủy ban TNXH và các bộ phận liên quan của các DN.
(ii) Phân tích EFA, CFA khẳng định nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích đối với NLĐ được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường, tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và rút ra những nhận định sau: các DN lớn hầu như mới chỉ tập trung thực hiện TNXH đảm bảo quyền còn TNXH đảm bảo lợi ích chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. TNXH đối với NLĐ tại các DN may quy mô lớn được thực hiện tốt hơn DNNVV. Nhiều DNNVV thậm chí còn chưa thực hiện tốt TNXH đảm bảo quyền cho NLĐ.
(iii) Phân tích EFA, CFA, mô hình SEM , kiểm định Boostrap đã nhân diện nhân tố lãnh đạo DN ảnh hưởng mạnh nhất đến quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam và phương trình hồi quy tuyến tính biểu diễn mối quan hệ giữa các biến: CSR = 0,271* LD + 0,193* HD + 0,180* TC + 0,158* Size; Nhân tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhất đến TNXH đối với NLĐ tại các DN may Việt Nam chính là các bên liên quan ngoài DN.
6.3. Về giải pháp và kiến nghị
(i) Xây dựng 4 quan điểm về TNXH đối với NLĐ của các DN may bao gồm: Tăng cường TNXH đối với NLĐ trên cơ sở tuân  thủ pháp luật và chính sách về lao động; Tăng cường TNXH đối với NLĐ đáp ứng tiêu chuẩn lao động quốc tế cũng như yêu cầu của khách hàng đặt ra trong TMQT; Tăng cường TNXH đối với NLĐ để thực thi chiến lược phát triển bền vững của các DN may; Tăng cường TNXH đối với NLĐ gắn với tiến trình quản trị trong các DN may.
(ii) Đề xuất 3 nhóm giải pháp tăng cường thực hiện TNXH đối với NLĐ bao gồm: Tăng cường nội dung TNXH đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ của các DN may Việt Nam; Thúc đẩy quá trình thực hiện TNXH đối với NLĐ của các DN may Việt Nam từ việc chủ động hoạch định thực hiện đến huy động chú trọng kiểm soát thực hiện TNXH đối với NLĐ; Cùng với đó cải tiến nhân tố chủ quan để tạo môi trường cho TNXH đối với NLĐ.    
(iii) Đề xuất với các bên liên quan ngoài DN và kiến nghị với Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành, Hiệp hội Dệt May tạo thiết chế thúc đẩy TNXH đối với NLĐ tại các DN may.
Toàn văn luận án