Nghiên cứu sinh
Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ
Luận án của nghiên cứu sinh Hoàng Sĩ Nam
1. Họ tên NCS: Hoàng Sĩ Nam
2. Tên luận án: “ Phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS Nguyễn Thị Bích Loan
Hướng dẫn 2: TS. Chu Thị Thuỷ
2. Tên luận án: “ Phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”
3. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
4. Mã số: 62.34.04.10
5. Họ tên người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS,TS Nguyễn Thị Bích Loan
Hướng dẫn 2: TS. Chu Thị Thuỷ
6. Những đóng góp mới của luận án:
Những đóng góp mới về lý luận
Luận án đã luận giải rõ hơn một số lý luận cơ bản về phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa như: khái niệm, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá, các nội dung phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế như: tạo môi trường và điều kiện cho sự ra đời các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; triển khai các chính sách hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa… Luận án đã nhận diện các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa như: định hướng chuyển dịch cơ cấu của Chính phủ; điều kiện phát triển kinh tế- xã hội địa phương; trình độ phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật; điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng địa phương; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà nước…
Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước như: Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Nam, luận án đã rút ra được bốn bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đó là những bài học về: tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương.
Luận án phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016; từ đó đánh giá những thành công, chỉ ra những hạn chế tồn tại và nguyên nhân thực trạng. Những thành công cơ bản là: số lượng doanh nghiệp tăng nhanh; đa dạng về loại hình sở hữu; phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn Tỉnh; tạo công ăn, việc làm cho lao động địa phương; thúc đẩy phát triển kinh của Tỉnh…Những hạn chế tồn tại chủ yếu như: quy mô doanh nghiệp còn rất nhỏ về vốn và lao động; phần lớn vẫn tập trung vào lĩnh vực thương mại bán lẻ; hiệu quả hoạt động chưa cao; giải quyết được ít việc làm cho lao động của tỉnh, đóng góp vào GRDP còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là: chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với đối tượng doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp còn hạn chế; hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương chưa đồng bộ…
Những đề xuất mới về giải pháp
Luận án đề xuất bảy nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các giải pháp tập trung vào việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn trong việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp; hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả… Đồng thời, kiến nghị với Chính phủ, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thực thi hiệu quả các giải pháp đề xuất.
Toàn Văn Luận án
Những đóng góp mới về lý luận
Luận án đã luận giải rõ hơn một số lý luận cơ bản về phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa như: khái niệm, xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá, các nội dung phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế như: tạo môi trường và điều kiện cho sự ra đời các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; triển khai các chính sách hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa… Luận án đã nhận diện các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa như: định hướng chuyển dịch cơ cấu của Chính phủ; điều kiện phát triển kinh tế- xã hội địa phương; trình độ phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật; điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng địa phương; trình độ, năng lực của cán bộ quản lý nhà nước…
Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong nước như: Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Nam, luận án đã rút ra được bốn bài học kinh nghiệm có thể vận dụng để phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đó là những bài học về: tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương.
Luận án phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa tiếp cận dưới góc độ quản lý kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016; từ đó đánh giá những thành công, chỉ ra những hạn chế tồn tại và nguyên nhân thực trạng. Những thành công cơ bản là: số lượng doanh nghiệp tăng nhanh; đa dạng về loại hình sở hữu; phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn Tỉnh; tạo công ăn, việc làm cho lao động địa phương; thúc đẩy phát triển kinh của Tỉnh…Những hạn chế tồn tại chủ yếu như: quy mô doanh nghiệp còn rất nhỏ về vốn và lao động; phần lớn vẫn tập trung vào lĩnh vực thương mại bán lẻ; hiệu quả hoạt động chưa cao; giải quyết được ít việc làm cho lao động của tỉnh, đóng góp vào GRDP còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là: chính sách hỗ trợ chưa phù hợp với đối tượng doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp còn hạn chế; hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương chưa đồng bộ…
Những đề xuất mới về giải pháp
Luận án đề xuất bảy nhóm giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các giải pháp tập trung vào việc tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn trong việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp; hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả… Đồng thời, kiến nghị với Chính phủ, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để thực thi hiệu quả các giải pháp đề xuất.
Toàn Văn Luận án
File đính kèm