Nghiên cứu sinh
Luận án của nghiên cứu sinh Lê Thị Mỹ Phương
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Lê Thị Mỹ Phương
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: PGS. TS Lê Thị Kim Nhun
Hướng dẫn 2: PGS. TS Nguyễn Đăng Nam
6. Những đóng góp mới của luận án:
* Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, xác lập các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp gồm: vòng quay tài sản, ROS, ROA, ROE và Q-tobin. Từ đó, hình thành khung phân tích, lựa chọn mô hình lý thuyết phân tích sự tác động của quản trị tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp sản xuất, chọn các biến đưa vào các mô hình cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu các DNSXNY trên TTCK Việt Nam.
* Những đóng góp mới về đánh giá thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã đưa ra các đánh giá tổng kết về thực trạng quản trị tài chính của các DNSXNY trên TTCK Việt Nam, trong đó có một số vấn đề còn gặp phải như:
+ Các DNSXNY bỏ qua lợi thế về đòn bẩy để khuếch đại hiệu quả tài chính.
+ Các DNSXNY quá tập trung cho bán hàng mà quên đi công tác thu hồi những công nợ phải thu hoặc cố kéo dãn công nợ phải trả đã phần nào làm cho nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp tăng cao không cần thiết.
+ Việc thiếu đi những hoạch định chiến lược kinh doanh làm cho hiệu quả tài chính không được tương xứng với quy mô doanh nghiệp, dẫn đến hiệu quả tài chính không tương xứng với tiềm lực sẵn có.
Những phát hiện trên đây làm cơ sở cho luận án đi tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm, phân tích và đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dưới góc độ tài chính.
Thứ hai, luận án tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho thấy quản trị tài chính của các DNSXNY có tác động đến hiệu quả quản trị tài chính. Cụ thể, cấu trúc vốn tác động cùng chiều, tỷ lệ VLĐ và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) tác động ngược chiều với hiệu quả tài chính của DN; trong khi đó, tỷ lệ TSCĐ và hiệu suất sử dụng TSCĐ tác động cùng chiều đến hiệu quả tài chính. Ngoài ra, nếu xét kỹ từng loại hình doanh nghiệp cho ra kết quả khác nhau. Đây là điểm khác biệt so với các nghiên cứu thực nghiệm đối với các doanh nghiệp ngành khác tại Việt Nam đã được công bố trong các nghiên cứu trước đây, là cơ sở thực tiễn cho các khuyến nghị chính sách đối với các DNSXNY.
* Những đóng góp mới về giải pháp và kiến nghị
Trên cơ sở những phát hiện qua nghiên cứu, luận án đã đề xuất được các khuyến nghị cụ thể, đồng bộ và có tính hệ thống cho nhà quản trị DNSXNY như: nên điều chỉnh cơ cấu vốn qua lợi thế của đòn bẩy, tăng nợ dài hạn qua hình thức thuê tài chính và phát hành trái phiếu; đặc biệt các nhà quản trị cần xây dựng cơ cấu vốn mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp để tối đa hoa hiệu quả tài chính. Với đặc thù của ngành sản xuất, trong công tác quản trị vốn lưu động các DNSXNY cần đưa ra các chính sách quản trị về hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu và quản trị vốn bằng tiền một cách hợp lý nhất thông qua kế hoạch cụ thể. Trong quản trị TSCĐ cần hoàn thiện quy trình mua sắm, khấu hao và thanh lý TSCĐ một cách hợp lý và khoa học. Cuối cùng, để cho sự tác động của quản trị tài chính đến hiệu quả tài chính một cách tích cực, các DNSNNY trên TTCK cần thay đổi tư duy quản trị, thay đổi bộ máy hiện đại hơn để phù hợp nền kinh tế hội nhập.
Toàn văn luận án