Quay trở lại danh sách
Thông tin luận án tiến sĩ

Luận án nghiên cứu sinh Lê Mai Trang

20/02/2017
1. Tên đề tài luận án: “Chính sách tỷ giá hối đoái thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam”
2. Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
3. Mã số: 62.34.04.10
4. Họ tên NCS: Lê Mai Trang
Mã NCS: 10B D410005
5. Họ tên người hướng dẫn NCS:
Hướng dẫn 1: GS,TS. Đinh Văn Sơn
Hướng dẫn 2: PGS,TS. Đào Minh Phúc

6.   Những đóng góp mới của luận án:

♦♦♦ Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

W Làm rõ các vấn đề về tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái, ưu thế và điều kiện lựa chọn chính sách tỷ giá hối đoái hướng tới mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu.

W Từ khảo sát kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái thúc đẩy xuất khẩu của các quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Hàn Quốc luận án đã tìm được những điểm chung và rút ra sáu bài học kinh nghiệm phù hợp với bối cảnh của Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái hướng tới mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu.

♦♦♦ Những kết luận mới về đánh giá thực tiễn

Từ những kết quả tổng hợp và phân tích diễn biến chính sách tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất khẩu trong một khoảng thời gian dài từ 2005-2015 và chỉ ra được: (i) Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam có hướng đến mục tiêu ưu tiên thúc đẩy xuất khẩu; (ii) Tuy nhiên, xuất khẩu không chỉ chịu ảnh hưởng của yếu tố tỷ giá hối đoái mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, điển hình như khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, cơ cấu hàng xuất khẩu và sự phụ thuộc vào nguyên vật liệu nhập khẩu bên ngoài.

Kết quả nghiên cứu tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu bằng cả định tính và định lượng cho thấy: (i) Tỷ giá có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất khẩu, lạm phát, lãi suất và tăng trưởng kinh tế; (ii) Mức độ ảnh hưởng của tỷ giá đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực không giống nhau và có những thời điểm trái chiều nhau. Do vậy, để đạt được mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu mà không ảnh hưởng đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác chính sách tỷ giá hối đoái cần phải hoàn thiện hơn và có khả năng dung hòa được các mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể.

♦♦♦ Những đề xuất mới về chính sách, giải pháp

Vận dụng kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn mang tính quy luật của Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp đặc thù mới trong việc lựa chọn chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá và các công cụ của chính sách tỷ giá nhằm thúc đẩy xuất khẩu cho Việt Nam trong thời tới. Đồng thời luận án cũng đề xuất hai nhóm giải pháp hỗ trợ và điều kiện, đó là: (i) Phối hợp hiệu quả chính sách tỷ giá với chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất và chính sách tài khóa; (ii) Đổi mới mô hình tăng trưởng xuất khẩu hướng tới xuất khẩu bền vững. Điều kiện để thực hiện là cần có sự gắn kết của các cơ quan Nhà nước như phối kết hợp giữa NHNN với Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

/upload/tmu_old/saudaihoc/news/2017_02/toan-van-luan-an-le-mai-trang_1.pdf